Thứ tư 05/02/2025 18:54

Mỹ muốn Ukraine đổi tài nguyên đất hiếm lấy viện trợ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong bối cảnh Ukraine đang đối mặt với nhiều bất ổn về viện trợ từ phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump vừa đề xuất một thỏa thuận gây tranh cãi là Ukraine cung cấp đất hiếm cho Mỹ đổi lại sự hỗ trợ tài chính và quân sự từ Washington.
Mỹ muốn Ukraine đổi tài nguyên đất hiếm lấy viện trợ
Mỹ muốn Ukraine đổi đất hiếm để lấy viện trợ quân sự lẫn tài chính. (Ảnh: UST)

Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump nhấn mạnh tầm quan trọng của đất hiếm trong chiến lược kinh tế và quốc phòng của Mỹ. Theo ông, Washington đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào Ukraine, trong khi quốc gia đông Âu này sở hữu kho tàng đất hiếm vô cùng giá trị. Do đó, ông Trump muốn có sự đảm bảo rõ ràng cho những gì Mỹ hỗ trợ Ukraine.

"Chúng tôi cần một cam kết rõ ràng từ phía Ukraine và Kiev sẵn sàng thực hiện điều đó", ông Trump tuyên bố.

Mỹ đang tìm kiếm một cơ chế đảm bảo cho những gì Washington đã và sẽ cung cấp cho Kiev, bao gồm viện trợ tài chính, trang thiết bị và vũ khí. Đề xuất này cũng là bước đi mang tính chiến lược nhằm giám bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung đất hiếm - loại khoáng sản quan trọng trong sản xuất vi màch, thiết bị quân sự, năng lượng tái tạo và xe điện.

Ukraine được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, lithium và titan. Theo ước tính, Ukraine sở hữu khoảng 500.000 tấn lithium chưa khai thác, cùng nhiều mỏ đất hiếm có giá trị cao.

Những nguồn tài nguyên này có thể trở thành yếu tố quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Kiev và Washington, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đề xuất trao đổi đất hiếm, ông Trump cũng đề cập đến sự chênh lệch trong mức độ hỗ trợ của Mỹ và các nước châu Âu đối với Ukraine. Ông chỉ trích rằng các đồng minh châu Âu đóng góp ít viện trợ hơn Mỹ, gây tranh cãi về trách nhiệm chia sẻ gánh nặng tài chính trong NATO.

Lập luận này có thể gia tăng áp lực lên EU và NATO trong việc tăng cường hỗ trợ Ukraine. Trước đó, Kiev đã nhiều lần kêu gọi EU và NATO đàm phán về những gói viện trợ lâu dài, nhằm duy trì khả năng phòng thủ trong xung đột.

Việc Mỹ đề xuất trao đổi tài nguyên đất hiếm với Ukraine đánh dấu bước ngoặt mới trong cách tiếp cận chiến lược viện trợ của Washington đối với Kiev.

Nga tiếp tục chiếm được “thành trì” trọng yếu của Ukraine Nga tiếp tục chiếm được “thành trì” trọng yếu của Ukraine
Iran ra mắt tên lửa đạn đạo mới tầm bắn lên tới 1.700km Iran ra mắt tên lửa đạn đạo mới tầm bắn lên tới 1.700km
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»
Mỹ muốn Ukraine đổi tài nguyên đất hiếm lấy viện trợ

Mỹ muốn Ukraine đổi tài nguyên đất hiếm lấy viện trợ

Trong bối cảnh Ukraine đang đối mặt với nhiều bất ổn về viện trợ từ phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump vừa đề xuất một thỏa thuận gây tranh cãi là Ukraine cung cấp đất hiếm cho Mỹ đổi lại sự hỗ trợ tài chính và quân sự từ Washington.
Nga tiếp tục chiếm được “thành trì” trọng yếu của Ukraine

Nga tiếp tục chiếm được “thành trì” trọng yếu của Ukraine

Ngày 1/2, Bộ Quốc phòng Nga chính thức tuyên bố lực lượng nước này đã kiểm soát hoàn toàn làng Krymske, một vị trí chiến lược nằm ở vùng ngoại ô phía Đông Bắc Toretsk, thuộc tỉnh Donetsk, Ukraine.
EU chi hơn 1 tỷ USD tăng cường sức mạnh quốc phòng

EU chi hơn 1 tỷ USD tăng cường sức mạnh quốc phòng

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố gói đầu tư khổng lồ trị giá hơn 1 tỷ euro (1,04 tỷ USD) nhằm nâng cao năng lực quốc phòng thông qua Chương trình Công tác EDF 2025. Đây là một bước đi quan trọng nhằm củng cố an ninh khu vực và thúc đẩy phát triển công nghệ quân sự tiên tiến.
Iran ra mắt tên lửa đạn đạo mới tầm bắn lên tới 1.700km

Iran ra mắt tên lửa đạn đạo mới tầm bắn lên tới 1.700km

Iran chính thức công bố tên lửa đạn đạo mới mang tên Etemad, với tầm bắn tối đa lên tới 1.700km. Sự kiện này diễn ra ngay trước thềm kỷ niệm 46 năm Quốc khánh Cộng hòa Hồi giáo Iran (10/2/1979 - 10/2/2025), thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Ấn Độ công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục trong năm 2025

Ấn Độ công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục trong năm 2025

Chính phủ Ấn Độ đã công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục trị giá khoảng 78,7 tỷ USD cho tài khóa 2025, đánh dấu mức tăng 9,5% so với năm trước. Động thái này thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc hiện đại hóa quân đội, đồng thời tăng cường an ninh quốc gia trước những thách thức địa chính trị ngày càng gia tăng.
Trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn tại Gaza chính thức đi vào hoạt động

Trung tâm giám sát lệnh ngừng bắn tại Gaza chính thức đi vào hoạt động

Lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực và một trung tâm giám sát đã được lập nên để kiểm soát tình hình tại đây tranh những xung đột có thể xảy ra giữa các bên.
Nhật Bản thương mại hóa công nghệ "tích nhiệt bằng đá"

Nhật Bản thương mại hóa công nghệ "tích nhiệt bằng đá"

Trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, Nhật Bản vừa công bố kế hoạch thương mại hóa công nghệ "tích nhiệt bằng đá". Đây là giải pháp lưu trữ năng lượng nhiệt bằng đá tự nhiên, giúp tận dụng điện dư thừa từ năng lượng tái tạo, đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào pin lưu trữ truyền thống.
Xuân vận 2025: Trung Quốc có thể đạt kỷ lục 9 tỷ lượt người di chuyển

Xuân vận 2025: Trung Quốc có thể đạt kỷ lục 9 tỷ lượt người di chuyển

Xuân vận 2025, cuộc di chuyển lớn nhất hàng năm của Trung Quốc, chính thức khởi động từ ngày 14/1, kéo dài trong 40 ngày và dự báo đạt 9 tỷ lượt người di chuyển – con số kỷ lục chưa từng có.
ASEAN cam kết xây dựng môi trường số an toàn

ASEAN cam kết xây dựng môi trường số an toàn

Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) đã kết thúc thành công với sự nhất trí cao từ các quốc gia thành viên về việc tăng cường hợp tác để xây dựng một môi trường số an toàn, sáng tạo và toàn diện.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động