Mức lương tối thiểu vùng được đề xuất tăng 25,34% trong 5 năm qua
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về nội dung, chương trình Đại hội Công đoàn Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 |
Giảm 55,3% số cuộc ngừng việc tập thể
Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023, Công đoàn Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của ĐV-NLĐ, góp phần xây dựng niềm tin, khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh mới.
Cụ thể, tổ chức Công đoàn đã tích cực, chủ động, đổi mới trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Trong nhiệm kỳ đã có trên 300 văn bản góp ý, kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và hoạt động công đoàn.
Phát huy vai trò, trách nhiệm trong các hội đồng, ủy ban, ban chỉ đạo, các cơ quan dân cử, nhất là Hội đồng Tiền lương Quốc gia, trong 5 năm qua Công đoàn Việt Nam đã đề xuất nâng mức lương tối thiểu vùng tăng 25,34%. Cùng với đó, hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể được tăng cường, có nhiều đổi mới. Trong nhiệm kỳ đã ký mới 15.832 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể đã ký kết lên 42.550 bản. Có 22 bản thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp với 224 doanh nghiệp, đơn vị tham gia, 119.336 NLĐ được thụ hưởng.
Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn pháp luật được đẩy mạnh với 333.267 vụ tư vấn cho 1.135.199 lượt ĐV-NLĐ; tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án cho 12.369 người. Công đoàn Việt Nam đã đại diện người lao động khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân cho 4.664 người, giúp người lao động nhận lại hoặc được bồi thường hơn 64 tỷ đồng. Đồng thời, tích cực tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, góp phần giảm 55,3% số cuộc ngừng việc tập thể so với nhiệm kỳ 2013 - 2018 (giai đoạn 2018 - 2022, cả nước xảy ra 724 cuộc ngừng việc tập thể, giảm 895 cuộc so với nhiệm kỳ trước).
Công đoàn Việt Nam cũng quan tâm công tác an toàn, vệ sinh lao động coi trọng công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến NLĐ. Trong nhiệm kỳ đã kiểm tra 890.432 cuộc, giám sát 166.263 cuộc, hơn 27 nghìn người được giải quyết về các chế độ, chính sách với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ hơn 113 tỷ đồng.
Triển khai nhiều mô hình mới trong chăm lo cho người lao động
Đáng chú ý, trong nhiệm kỳ qua Công đoàn Việt Nam đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều mô hình mới trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV-NLĐ. Tổ chức sâu rộng các mô hình chăm lo ĐV-NLĐ, ban hành nhiều chính sách lớn hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, mất hoặc giảm việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ĐV-NLĐ.
Trong nhiệm kỳ, hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà nhân dịp “Tết Sum vầy” với trên 28 nghìn tỷ đồng. Thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền hơn 3.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, chương trình “Mái ấm Công đoàn” hỗ trợ hơn 14 nghìn người lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng cùng hàng vạn ngôi “nhà tình nghĩa”, “nhà đại đoàn kết”; Chương trình “Phúc lợi đoàn viên” lan tỏa, thấm sâu đến cơ sở với nhiều ưu đãi mang lại lợi ích cho hành chục triệu lượt đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Việt Nam cũng triển khai hiệu quả 13 quỹ trợ vốn việc làm, gần 3 triệu lượt đoàn viên, người lao động vay với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Hệ thống các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn bình quân hàng năm đào tạo, dạy nghề cho hơn 40 nghìn lượt người lao động...
10 diễn đàn thảo luận chuyên đề tại Đại hội Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP Hà Nội với sự tham gia của 1.100 đại biểu chính thức đại diện cho khu vực hành chính; khu vực sản xuất kinh doanh; cán bộ công đoàn chuyên trách; đại biểu là cán bộ công đoàn không chuyên trách và lao động sản xuất trực tiếp. Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII; đánh giá việc thi hành và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung). Nhằm phát huy sự tập trung, trí tuệ của đại biểu, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII tổ chức các diễn đàn thảo luận chuyên đề trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Theo đó, các đại biểu dự Đại hội sẽ tham gia thảo luận tại 10 diễn đàn, đề xuất sáng kiến để giải quyết vấn đề lớn đặt ra đối với tổ chức Công đoàn trong tình hình mới thông qua 10 chủ đề cụ thể như: Đổi mới công tác tập hợp, vận động người lao động vào tổ chức công đoàn; nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở; Đổi mới công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động; Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc; Nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi của người lao động... |
Rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp | |
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng thêm hơn 11% | |
Lương tối thiểu vùng chưa thể tăng vào 1/1/2024? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại