Một triệu căn nhà ở xã hội: Cách để nâng cao khả năng thụ hưởng cho người thu nhập thấp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCần tăng tính thị trường, tính hấp dẫn cho nhà ở xã hội. |
Khắc phục tình trạng trục lợi chính sách
Đưa ra ý kiến tại Hội thảo, TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia đánh giá, chúng ta không thiếu cơ chế chính sách để phát triển NƠXH, nhưng phân khúc này vẫn chưa phát triển được, do “chưa trúng vấn đề”. Vì vậy, việc phát triển phân khúc này vẫn còn nhiều vướng mắc như: Chưa nhất quán về quan điểm, cách hiểu, cách tiếp cận NƠXH; vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục và thực thi; vướng mắc liên quan đến quỹ đất; vướng mắc về nguồn vốn; giới hạn về lợi nhuận của các dự án NƠXH; vướng mắc liên quan đến trình tự, thủ tục mua, thuê NƠXH và một số vấn đề khác.
Nêu ra các giải pháp về tháo gỡ khó khăn về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, TS Lực đưa ra các giải pháp cụ thể: Quán triệt, thống nhất quan điểm, coi đây là "chính sách kinh tế nhân văn, mang cả ý nghĩa kinh tế và an sinh xã hội". Mặt khác, cần xây dựng một đề án tổng thể, căn cơ, bài bản hơn. Mục đích sử dụng NƠXH dành cho cả nhu cầu mua và nhu cầu thuê. Vị trí, bố trí NƠXH riêng khu hay đan xen với nhà ở thương mại nên linh hoạt theo từng địa phương. Về đối tượng được mua NƠXH, chúng ta nên mở rộng hơn, linh hoạt theo từng địa phương.
Tiếp đó, tăng tính thị trường, tính hấp dẫn cho NƠXH (quy hoạch, hệ sinh thái, hạ tầng...); Khắc phục tình trạng trục lợi chính sách và cần chính sách phù hợp, công khai, minh bạch. Ưu đãi thực sự về thuế, phí đối với DN bất động sản phát triển NƠXH; Chú trọng khâu quy hoạch, linh hoạt hơn trong việc bố trí quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội, cân nhắc phương án cho phép chủ đầu tư nộp tiền; Có quy định mức tối thiểu về diện tích, tối đa về giá (giá trần) nhưng cần sát thị trường hơn; Có đủ cơ sở pháp lý và nguồn vốn, đảm bảo tính khả thi và bền vững…
TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên GĐ Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội đề nghị ưu đãi và tăng tỉ trọng cho thuê NƠXH để Đề án phát triển 1 triệu căn NƠXH. Để thực hiện Đề án đã phê duyệt cần đa dạng hóa các phương thức sử dụng. Chính phủ đã xác định các phương thức, bán, thuê mua, thuê, song cần giao nhiệm vụ để UBND cấp tỉnh xác định rõ tỉ lệ tương ứng với từng dự án. Với các khu công nghiệp, đề nghị áp dụng phương thức cho thuê là chủ yếu và cho phép các DN là chủ thể trong tổ chức cho người lao động của mình được thuê.
Mức lãi suất dành cho người mua nhà chưa hấp dẫn
Nguồn vốn để thúc đẩy mục tiêu tối thiểu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Quan điểm của Chính phủ trong việc thực hiện gói 120.000 tỷ đồng là để chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay. Mức lãi suất áp dụng thấp từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bằng đồng Việt Nam bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) trên thị trường trong từng thời kỳ. Theo đó, lãi suất cho vay dành cho chủ đầu tư là 8,7%/năm và 8,2% dành cho người mua nhà. Lãi suất điều chỉnh 6 tháng một lần.
Đánh giá về vấn đề này, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là gói vay NƠXH đối với những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, cần đổi tên "gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án NƠXH, nhà ở công nhân" thành "chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi 120.000 tỷ đồng". Có ai bảo đảm lãi suất sau 5 năm thấp hơn so với mức lãi suất hiện tại. Việc thả nổi lãi suất, điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro cho cả người đi vay và người cho vay, người đi vay là rủi ro vỡ nợ và rủi ro thu hồi nợ đối với người cho vay. "Có thể thấy, 120.000 tỷ đồng này không "hoàn hảo" như gói hỗ trợ cho vay NƠXH trước đây. Do đó, đây chỉ nên là chương trình cho vay ưu đãi, gói hỗ trợ phải có các quy định, điều kiện hoàn chỉnh", TS Hiếu nhận định.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Tài chính Quốc gia, thực tế mức lãi suất 8,7%/năm dành cho chủ đầu tư, 8,2%/năm dành cho người mua nhà là chưa hấp dẫn. Sau hơn 1 tháng triển khai trên toàn quốc, hiện chỉ có 100 dự án được cấp phép đầu tư xây dựng. Thực tế, đến thời điểm hiện nay, các ngân hàng chưa thể giải ngân. Nhiều địa phương chưa thể công bố công khai danh mục dự án được hưởng ưu đãi do đang tiếp tục rà soát. Trong số những dự án mà địa phương đã rà soát và gửi về Bộ Xây dựng, có nhiều dự án chưa đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí về tính pháp lý. Hơn nữa, về phía người đi vay, sau 5 năm, lãi vay sẽ được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Đây là điều rất rủi ro đối với công nhân.
Người thu nhập thấp chật vật chi tiêu khi giá cả tăng | |
Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân | |
Bảo hiểm vi mô giúp bảo vệ cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại