Mời rủ rót vốn rồi nẫng tiền của người nhẹ dạ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBị cáo chờ tòa nghị án. Ảnh: N.N |
Theo cáo trạng, khoảng tháng 5/2021, thông qua mạng xã hội Facebook Đỗ Minh Tú quen biết chị Lê Thị Thu H, SN 1987, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội. Tú giới thiệu với chị H là bị cáo đang sống độc thân và làm nghề kinh doanh đầu tư tài chính, chứng khoán trên các trang Web “OS.com” và “OS600.com” khá thành đạt, có lợi nhuận cao. Sau đó, Tú rủ chị H góp vốn cùng tham gia đầu tư tài chính. Tuy nhiên, chị H từ chối do thấy rủi ro cao.
Đến ngày 25/11/2021, trang Web “OS.com và OS600.com” ngừng giao dịch và không cho người đầu tư rút tiền. Nếu rút tiền phải xác thực tài khoản bằng hình thức nộp thêm 20% số tiền hiện còn đầu tư có trong tài khoản của trang Web. Lúc này, tài khoản của Tú còn 600 triệu đồng. Tú lo tài khoản bị khóa nên phải nạp thêm 120 triệu đồng (tương đương 20%). Do không có tiền để nạp vào tài khoản, Tú nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của chị Lê Thị Thu H.
Ngày 19/12/2021, Tú liên hệ với chị H và giới thiệu đang kinh doanh hoa sáp, nến phục vụ dịp lễ Noel và Tết năm 2022 có lợi nhuận cao từ 25% - 30% trị giá đơn hàng. Nếu chị H cùng góp vốn đầu tư, lợi nhuận hai bên chia đôi. Tú khoe, có nhiều đơn đặt hàng của khách với số lượng lớn nhưng mình anh ta không đủ vốn để nhập hàng. Tú rủ chị H góp vốn cùng kinh doanh hoa sáp, nến.
Tin tưởng thông tin Tú giới thiệu, ngày 20/12/2021, chị H chuyển cho Tú 140 triệu đồng. Để chị H tin tưởng, Tú đã sử dụng tiền vào việc kinh doanh hoa sáp, ngày 21/12/2021, Tú chuyển 100 triệu đồng vào tài khoản mang tên Lê Minh H (là bạn Tú) với nội dung: “em Tú trả tiền cọc 200 thùng hoa”. Sau đó, Tú chuyển nội dung giao dịch này qua tin nhắn Zalo cho chị H xem, mục đích để chị H tin Tú đã đặt hàng hoa sáp với số lượng lớn.
Nhắn tin cho chị H xong, Tú liên hệ với bạn, đề nghị chuyển lại cho mình số tiền trên. Nhận lại tiền từ bạn, Tú chuyển toàn bộ tiền này vào trang Web “OS.com và OS600.com”, rồi rút ra được số tiền 160 triệu đồng. Cùng ngày, Tú thông báo với chị H đơn hàng này lợi nhuận được 28 triệu đồng, Tú sẽ trả chị H tiền gốc và 20 triệu đồng tiền lợi nhuận đầu tư…
Ngày 22/12/2021, Tú vào trang Web “OS.com và OS600.com” để rút tiền, nhưng tiếp tục bị báo lỗi với thông báo muốn rút tiền phải nộp tiền vào để xác nhận tài khoản. Để có tiền nạp vào tài khoản, Tú tiếp tục nói dối chị H về việc có khách đặt 300 thùng hoa sáp, nến. Tú đề nghị chị H chuyển tiếp tiền góp vốn cùng Tú mua hàng để giao cho khách. Cùng ngày, chị H đã chuyển tổng số 140 triệu đồng cho Tú.
Nhận tiền, bị cáo tiếp tục nạp toàn bộ vào trang Web “OS.com và OS600.com”, rút ra được 150 triệu đồng. Sau đó, Tú nhắn tin cho chị H với nội dung đơn hàng trên được lãi 40 triệu đồng, Tú sẽ trả cho chị H tiền. Vẫn chiêu thức cũ, Tú tiếp tục đưa ra thông tin gian dối với chị H về việc có khách hàng đặt hoa sáp, nến với số lượng lớn. Tin tưởng, chị H một lần nữa chuyển tiền đầu tư cho bị cáo.
CQCA xác định, từ ngày 20/12/2021 đến ngày 24/12/2021, chị H đã chuyển cho Tú tổng số hơn 1,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền của chị H, Tú không thực hiện mua hoa sáp, nến như thỏa thuận, mà chuyển toàn bộ tiền vào trang Web “OS.com và O$600.com” và bị thua lỗ hết, không rút được tiền ra.
Quá trình giải quyết vụ án, Đỗ Minh Tú mới trả lại cho chị H được hơn 300 triệu đồng và còn chiếm đoạt hơn 930 triệu đồng. Do đó, HĐXX của TAND TP Hà Nội tuyên bị cáo 20 năm tù và tuyên buộc bị cáo khắc phục toàn bộ số tiền còn chiếm đoạt cho bị hại.
Trước khi gây ra vụ án, năm 2009, Tú bị khởi tố và bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”. Tháng 12/2009, TAND huyện Đông Anh đã ra quyết định đình chỉ do 7 bị hại rút đơn, không yêu cầu xử lý hình sự đối với Tú. |
Án chung thân cho ông chủ “đa cấp” gọi rót vốn vào các dự án | |
Nữ quái lừa hơn 300 tỷ đồng từ kêu gọi “rót vốn” | |
Người đẹp dụ rót vốn buôn gạo, dễ dàng chiếm đoạt hơn 160 tỷ đồng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại