Thứ hai 25/11/2024 18:14

Mì tươi và một số cách bảo quản để không bị biến chất

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Khi sử dụng mì tươi, cách bảo quản cũng là một điểm quan trọng để khi thành phẩm các món ăn, mì giữ được trọn vẹn chất lượng như ban đầu. Bảo quản mì tươi không tốt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn. Trong các trường hợp xấu hơn khi các loại vi khuẩn sinh sôi còn gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lưu ý trong quá trình bảo quản mì.
Mì tươi cần được bảo quản cẩn thận để không bị biến chất
Mì tươi cần được bảo quản cẩn thận để không bị biến chất

Mì tươi và một số cách bảo quản để không bị biến chất như thế nào, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Phân loại mì tươi theo nguyên liệu

Mì tươi từ lúa mì

Bakmi là tên của một loại mì tươi được làm từ lúa mì và trứng gà. Loại này có màu vàng tự nhiên, vị khá béo, dai ngon với nhiều kích thước đa dạng, thường được sử dụng trong các món ramen, champon và yakisoba.

Ngoài ra, trên thế giới còn có nhiều sợi mì tươi được làm từ lúa mì phong phú, đa dạng như: Kesme, Kalguksu, Lamian, Reshte, Udon, Somen...

Mì tươi từ bột kiều mạch

Mì tươi kiều mạch là một thực phẩm lý tưởng dành cho những người có thói quen ăn uống lành mạnh. Loại mì này có màu nâu đen, dẻo dai, hương vị thơm ngon, chỉ số calories thấp nên rất tốt cho những người đang giảm cân hoặc bị bệnh đường huyết.

Một số loại mì tươi từ bột kiều mạch nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến là: Makguksu, Memil naengmyeon, Soba, Pizzoccheri...

Mì tươi từ gạo

Loại mì này chủ yếu được làm từ bột gạo nên có màu trắng hoặc trắng sữa đẹp mắt, độ dẻo dai tự nhiên và hương vị ngậy béo.

Một số loại mì tươi được làm từ bột gạo có thể kể đến là: bún, phở. Đây là những nguyên liệu quen thuộc, thường được dùng trong các món nước thơm ngon.

Mì tươi làm từ bột kiều mạch có hương vị đặc trưng, phù hợp với người theo chế độ ăn kiêng lành mạnh
Mì tươi làm từ bột kiều mạch có hương vị đặc trưng, phù hợp với người theo chế độ ăn kiêng lành mạnh

Cách bảo quản mì tươi

Trong ngăn mát tủ lạnh

Mì tươi nếu chưa cần dùng đến hoặc không sử dụng hết, bạn nên cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể bảo quản hình dáng, hương vị, độ ẩm của sợi mì trong khoảng 5 - 7 ngày.Tuy nhiên, bạn cần đậy nắp hộp thật kín để ngăn sợi mì tiếp xúc với không khí, khiến sợi mì bị khô, không thể sử dụng.

Trong ngăn đông tủ lạnh

Nếu bạn muốn trữ mì tươi để dùng trong thời gian lâu dài (khoảng 2 - 3 tháng) thì nên bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh. Theo đó khi mua mì về, bạn để trong hộp đựng thực phẩm hoặc túi zip rồi cho vào ngăn đông bảo quản.

Khi sử dụng, bạn chỉ cần rã đông tự nhiên từ 2 - 3 giờ rồi đem đi chế biến. Sau khi rã đông, bạn nên trụng mì sơ qua với nước nóng và một chút dầu ăn để sợi mì trở nên dẻo dai hơn. Ở bước này nên thực hiện thật khéo để mì tươikhông bị đứt hay nhão vì để quá lâu với nước.

Cách này tuy có thể bảo quản được lâu nhưng dễ làm ảnh hưởng đến hương vị của mì tươi. Vì thế, bạn nên chế biến càng sớm càng tốt.

Bảo quản mì tươi bằng cách phơi khô

Mì tươi tự làm hoặc mua về bạn có thể xếp đều lên mâm hoặc rổ, rồi đem phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi sợi mì hơi khô lại. Bạn cũng có thể treo sợi mì lên các thanh ngang để phơi sợi mì.

Sau đó, cho chúng vào trong túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm rồi đem bảo quản ở nơi khô thoáng, không có côn trùng. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy mì ra trụng sơ với nước nóng và một chút dầu ăn là có thể chế biến được.

Trong quá trình bảo quản mì, bạn cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu mì không may bị hỏng, thấy mì có dấu hiệu nấm, mốc cần phải loại bỏ ngay. Bạn nên sử dụng mì trong thời gian sớm nhất có thể để đảm bảo dinh dưỡng và hương vị của mì không bị suy giảm.

Vân Lê (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động