Máy tính và linh kiện thay thế cháy hàng, chấp nhận giá cao cũng khó mua
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgân quỹ có hạn
Gần đến ngày khai giảng, máy tính của con bỗng dưng bị hỏng, chị Lương Thu không khỏi bối rối. Gọi đến mấy nơi sửa máy, thợ đều nói không thể đến được vì khó khăn trong việc giấy đi đường. Hơn nữa, hiện linh kiện thay thế sửa chữa rất đắt và ít hàng. Chị Thu đành bấm bụng tính phương án mua một chiếc máy đã qua sử dụng để con học cho qua thời điểm giãn cách rồi tính tiếp. Thế nhưng mọi chuyện không đơn giản.
Với ngân sách trên dưới 5 triệu đồng, chị được người bán hàng tư vấn bộ máy tính để bàn đã qua sử dụng. Ban đầu chị nghĩ máy tính để bàn có màn hình lớn và giúp con có tư thế ngồi học nghiêm túc hơn. Tuy nhiên khi tham khảo thêm ý kiến của một số người bạn, chị mới biết máy để bàn cần sắm thêm webcam, micro để phát biểu, máy in để khi cần sẽ in tài liệu cho con làm bài. Số tiền mua thiết bị học cho con, dù chỉ là loại rẻ, sẽ "ngốn" của chị cả chục triệu đồng, trong khi thu nhập cả gia đình đang khó khăn vì dịch bệnh.
Trong thời điểm giãn cách xã hội, việc nhờ người có chuyên môn đi cùng để kiểm tra khi mua máy đã qua sử dụng thực sự bất khả thi |
Với máy laptop loại vừa tiền đã qua sử dụng cũng có giá khoảng 6 triệu. Các loại máy này có chip và ram rất yếu, bù lại giá hợp lý nên đối tượng khách hàng là phụ huynh học sinh hỏi mua rất nhiều. Tuy nhiên hàng cũng khá khan hiếm. Cũng bởi đây là loại máy rẻ nhất, nên khi học trực tuyến thì có thể bị chậm hoặc dễ bị out ra ngoài. Giá rẻ nên việc mua máy cũ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, phụ huynh nên nhờ người quen có kiến thức để mua, tránh việc bị lừa mua phải nhữngp chiếc máy quá cũ nát. Tuy nhiên, trong thời điểm giãn cách xã hội, việc nhờ người có chuyên môn đi cùng để kiểm tra máy thực sự bất khả thi.
Để có thể học trực tuyến, mỗi học sinh cần phải có máy tính (máy để bàn, laptop, máy tính bảng), webcam (tích hợp sẵn trên máy tính hoặc thiết bị chuyên dụng gắn thêm) và đường truyền Internet, thậm chí cần phải có thêm một chiếc điện thoại để giáo viên liên lạc khi không thể “gọi” được học sinh trong lớp học trực tuyến.
Sự lựa chọn nào là hợp lý?
Trên thực tế, để mua một chiếc laptop mới với đầy đủ mic, cam cho con học thì giá lại không hề rẻ. Trong tháng 8, hệ thống FPT Shop ghi nhận mức tăng trưởng 40% so với tháng 7 và 100% so với cùng kỳ năm ngoái ở mảng laptop. Và máy mới dùng được cũng phải từ 10 triệu trở lên, thậm chí đến gần 20 triệu. Đây là một con số không hề dễ thở đối với nhiều gia đình trong thời điểm này. Do ảnh hưởng dịch, mọi người ít di chuyển nên smartphone có nhu cầu thấp hơn và giảm nhẹ, ngược lại, laptop và máy tính bảng đều tăng 50% do nhu cầu làm việc tại nhà dài hạn, học sinh, sinh viên cũng bắt đầu học online. Tại cửa hàng 24hStore, iPad và Macbook là sản phẩm được nhiều người quan tâm, gọi hỏi và đặt mua. Trong đó, dòng iPad Gen 8 với mức giá phải chăng, đáp ứng vừa đủ nhu cầu được chọn mua nhiều nhất.
Theo một chuyên gia về công nghệ thông tin, máy tính bảng và laptop đều có thể cài phần mềm phục vụ việc học trực tuyến và các ứng dụng văn phòng. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ mới bắt đầu đi học, máy tính bảng sẽ phù hợp hơn trong thao tác nhờ màn cảm ứng. Học sinh dễ dàng tương tác, đồng thời phụ huynh có thể cài nhiều ứng dụng phục vụ cả học online hay offline cho con. Nhiều máy tính bảng có chế độ cho trẻ em, giúp phụ huynh kiểm soát thời gian sử dụng của con dễ dàng.
Trong tầm giá 10 triệu đồng, máy tính bảng có màn hình đẹp hơn nên dùng lâu không mỏi mắt. Trong khi đó, laptop giúp giữ tư thế học tập của con trẻ đúng hơn. Một chiếc laptop với các trang bị phù hợp sẽ giúp cha mẹ và con cái cùng sử dụng được lâu dài. Tuy nhiên, laptop có màn hình đẹp, cấu hình tốt thường có giá trên 15 triệu đồng, khiến số tiền phụ huynh phải chi cho việc học online khá lớn.
Học bằng điện thoại thì con bị nhức mắt, hại mắt và tình hình dịch có thể còn kéo dài, trước sau gì các con cũng phải có phương tiện để học tập nên nhiều phụ huynh đang phải cố. Song song với vấn đề chi phí, việc lựa chọn thiết bị nào cho con học cũng được nhiều phụ huynh cân nhắc. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại