Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?!
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMất ngủ dù ít hay nhiều cũng có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ảnh: Pixabay |
Giấc ngủ là một quá trình sinh lý quan trọng của cơ thể, giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng. Người trưởng thành cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt.
Mất ngủ là tình trạng khó khởi đầu hoặc duy trì giấc ngủ, hoặc thức giấc quá sớm vào buổi sáng, dẫn đến rối loạn chức năng ban ngày.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Theo Ths.Bs Vũ Thị Nhinh, Khoa Nội 4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, bao gồm:
-Thói quen sinh hoạt không khoa học như sử dụng các chất kích thích, lạm dụng rượu bia, ăn quá no vào buổi tối,…
-Do các vấn đề tâm lý như: áp lực công việc, stress, đau buồn khi mất người thân, mất việc,…
-Do thay đổi nhịp sinh học: đến những nơi có lệch múi giờ hay người làm việc theo ca,…
-Do mắc các bệnh nội khoa: tim mạch, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, đau mãn tính, tiết niệu, giấc ngủ, tâm thần,…
-Do sử dụng thuốc: tâm thần, tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, giảm đau…
-Do tuổi tác: thời gian ngủ thay đổi theo tuổi.
Tác hại của mất ngủ đến sức khỏe con người
Mất ngủ có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, bao gồm:
-Giảm hiệu quả công việc, học tập: Người mất ngủ thường xuyên mệt mỏi, không tập trung, khó ghi nhớ, dẫn đến giảm hiệu quả công việc, học tập.
-Ảnh hưởng đến tâm lý: Mất ngủ khiến người bệnh dễ cáu gắt, lo lắng, trầm cảm.
-Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính: Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, béo phì, sa sút trí tuệ,...
-Tăng nguy cơ tai nạn: Mất ngủ khiến người bệnh dễ buồn ngủ, mất tập trung, dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông, lao động.
Điều trị mất ngủ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Điều trị không dùng thuốc:
Vệ sinh giấc ngủ: thiết lập chế độ thức ngủ đều đặn, tránh sử dụng các chất kích thích, tránh tập luyện quá mức trước khi ngủ,…
Liệu pháp nhận thức hành vi CBT: giúp thay đổi các suy nghĩ và hành vi không lành mạnh liên quan đến giấc ngủ.
Điều trị dùng thuốc:
Các nhóm thuốc hiện đang sử dụng để điều trị mất ngủ bao gồm: nhóm Z-drugs, Benzodiazepine, Melatonin đồng vận, Đối vận orexin kép, Chống trầm cảm, Chống loạn thần, Kháng histamine H1, Thuốc chống co giật. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ, nên cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa Y học giấc ngủ.
Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Do đó, nếu bị mất ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Một số lưu ý để phòng tránh mất ngủ Thiết lập chế độ thức ngủ đều đặn, đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, ngay cả cuối tuần. Tạo môi trường ngủ thoải mái, tối, yên tĩnh và mát mẻ. Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu bia, thuốc lá trước khi ngủ. Tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tập quá gần giờ đi ngủ. Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, đọc sách,… Nếu bị mất ngủ, không nên nằm trên giường thao thức quá lâu, hãy rời khỏi giường và làm một việc gì đó nhẹ nhàng cho đến khi buồn ngủ. |
12 cách để cải thiện giấc ngủ hiệu quả | |
Cách nào để khắc phục tình trạng mất ngủ khi nhiễm Covid-19? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại