Thứ hai 25/11/2024 05:12

Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng cơ chế thu hút và trọng dụng nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 2/8, Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã làm việc với lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ để trao đổi, thống nhất một số nội dung liên quan đến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng cơ chế thu hút và trọng dụng nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Công Phương.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Nguyễn Hoàng Giang chủ trì buổi làm việc.

Thông tin tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được quy phạm hóa tại các Chương II, III, IV và V của dự thảo Luật. Trong đó, liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ KHCN được quy định tại các Điều 18, 26, 42, 45, 46 của dự thảo Luật.

Cụ thể, về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Điều 18 dự thảo Luật quy định “Chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao; nhiều kinh nghiệm thực tiễn; có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng làm việc để thực hiện một số nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ...”.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng cơ chế thu hút và trọng dụng nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp thông tin về một số điều luật. Ảnh: Công Phương.

Phát biểu góp ý, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN cho rằng hình thức ký hợp đồng liệu có phù hợp và đủ sức thu hút đội ngũ này? Thay vào đó, có thể nghiên cứu xây dựng các cơ chế ưu đãi về nhà ở, thu nhập, tạo môi trường làm việc tốt mới thực sự thu hút và trọng dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao này.

Ngoài ra, còn có ý kiến đề nghị làm rõ thế nào là “trình độ chuyên môn cao” đồng thời đề xuất tách rõ chế độ thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao ở trong nước và nước ngoài.

Về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Điều 26 dự thảo Luật có quy định các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, công nghệ chuỗi khối, Internet vạn vật; năng lượng sinh khối; công nghệ gen, sinh học phân tử, vacxin; công nghệ chế tạo chip, in 3D, vật liệu tiên tiến; công nghệ vật liệu xây dựng mới.

Đại diện Cục Phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo nhận định các lĩnh vực trọng điểm nêu trên còn trùng lặp với các lĩnh vực công nghệ cao, do đó cân nhắc tên gọi bao quát hơn để tránh liệt kê thiếu sót và tên gọi các lĩnh vực có sự thay đổi sau này.

Điều 26 cũng có quy định vị trí, vai trò của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP Hà Nội; giao UBND TP Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP Hà Nội.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng cơ chế thu hút và trọng dụng nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Công Phương.

Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ cho rằng các mô hình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác, tuy nhiên hiện chưa có quy định đặc thù mà chỉ vận hành theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và một số Nghị định liên quan. Việc giao UBND quản lý Khu công nghệ cao nhằm thống nhất đầu mối quản lý và tạo sự chủ động là phù hợp.

Cùng nêu ý kiến, đại diện Vụ Công nghệ cao cho rằng cần làm nổi bật và xác định rõ mục tiêu quản lý khu công nghệ cao. Trước đây, Ban quản lý khu công nghệ cao là do Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập, quy chế hoạt động, bổ nhiệm Trưởng Ban quản lý, sau đó đã giao UBND cấp tỉnh bổ nhiệm. Vì vậy, quy định như dự thảo là phù hợp để tạo tính chủ động cho Hà Nội.

Sau khi nghe các ý kiến góp ý, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng mong muốn Bộ KHCN tiếp tục có các ý kiến đóng góp chuyên sâu để Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật. Trong đó, lưu ý về các vấn đề như: nguyên tắc áp dụng mô hình thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực KHCN; nguyên tắc đầu tư mạo hiểm có sử dụng một phần ngân sách Thành phố và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thu hút, thúc đẩy khởi nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp, đổi mới công nghệ theo lĩnh vực ưu tiên của Thành phố; vấn đề đặt ra đối với ưu đãi về thuế trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…

“Muốn Hà Nội phát triển đi đầu trong lĩnh vực KHCN mà áp dụng cơ chế chính sách hiện tại thì rất khó. Trong khi đó, Hà Nội có đầy đủ các nguồn lực để phát triển KHCN, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, vì vậy cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ và vượt trội” - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu điều riêng về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu điều riêng về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 1/8, Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã làm việc với lãnh đạo Bộ Văn ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động