Luật Dược sửa đổi: tăng cường nguồn cung thuốc đáp ứng nhu cầu y tế
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Luật Dược năm 2016 đã điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến ngành dược, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành này ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm triển khai, hệ thống pháp luật về dược đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tế, đặc biệt là về việc đảm bảo nguồn cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời.
Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, Bộ đã gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm nguồn cung thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân. Nguyên nhân khách quan là do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tác động của đại dịch COVID-19 và chiến tranh, giá nguyên vật liệu tăng cao, khó khăn trong vận chuyển. Ngoài ra, một số thuốc hiếm không thuộc danh mục được thanh toán bảo hiểm y tế, thiếu nguồn kinh phí; việc dự trù nhu cầu thuốc hiếm rất khó khăn; trình tự cấp/gia hạn Giấy đăng ký lưu hành (GĐKLH) thuốc có một số quy định chưa phù hợp.
Về phía chủ quan, một số cơ sở y tế thiếu chủ động trong việc lập kế hoạch, đặt hàng với nhà cung ứng, đặc biệt là thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung. Các cơ sở y tế, địa phương cũng chưa sát sao trong chỉ đạo đảm bảo cung ứng thuốc. Về việc cấp/gia hạn GĐKLH, nhân lực quản lý tại Bộ Y tế còn thiếu, chất lượng hồ sơ đăng ký thuốc của doanh nghiệp thấp. Một số cơ sở y tế e dè trong đấu thầu, mua sắm thuốc.
Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp. Về cấp GĐKLH, năm 2023, Bộ Y tế đã trình cấp thẩm quyền các văn bản cho phép gia hạn hiệu lực lưu hành thuốc đến hết 2024, tiếp tục thực hiện giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế. Bộ cũng cấp phép nhập khẩu thuốc hiếm, hạn chế nguồn cung, cấp cứu, chống độc; nhập khẩu vắc xin để phục vụ điều trị, phòng bệnh. Đồng thời, Bộ thường xuyên chỉ đạo cơ sở kinh doanh dược, khám chữa bệnh phải mua sắm, dự trù đảm bảo đủ thuốc.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này một cách triệt để và lâu dài, cần phải điều chỉnh chính sách phù hợp thực tiễn, trong đó sửa đổi Luật Dược là giải pháp trọng tâm. Luật Dược sửa đổi dự kiến sẽ sắp xếp lại hệ thống cơ sở kinh doanh dược, bổ sung loại hình kinh doanh mới, đơn giản hóa thủ tục cấp GĐKLH, cấp phép nhập khẩu thuốc. Từ đó, tăng cường khả năng tiếp cận thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả, giảm giá thành và chi phí điều trị cho người dân. Sau khi Luật ban hành, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ văn bản hướng dẫn cụ thể để tăng cường đảm bảo cung ứng thuốc, hạn chế tình trạng thiếu thuốc.
Dự thảo Luật Dược sửa đổi: những điểm mới cần biết | |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Dược |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại