Thứ sáu 21/06/2024 13:04
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Liên kết giáo dục giúp học sinh hội nhập ngay tại đất nước mình

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đại biểu Trần Thị Vân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh cho biết, trên địa bàn Thủ đô, một số nơi bản thân học sinh, các bậc phụ huynh có nguyện vọng, có mong muốn và có điều kiện để đồng hành với các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài. Bởi lẽ, việc liên kết này vừa giúp cho các em học sinh hội nhập ngay tại đất nước mình, vừa giúp các thầy cô giáo có cơ hội tiếp cận với các phương pháp dạy học tiên tiến và các bậc phụ huynh giảm được chi phí thay vì cho con đi du học.
Liên kết giáo dục giúp học sinh hội nhập ngay tại đất nước mình
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình phát biểu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV chiều 28/5 Ảnh: Quốc hội

Cần có chính sách xã hội hóa giáo dục

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho biết, thực tiễn cho thấy, việc triển khai mô hình trường phổ thông công lập chất lượng cao học phí cao cũng đang là mối băn khoăn của nhiều cử tri Hà Nội. Mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao đang triển khai chủ yếu ở dạng cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao, mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tại Hà Nội năm học 2023-2024 là 56 triệu đồng/học sinh/tháng, chưa kể các khoản đóng góp khác.

Hiện nay, nhiều trường công có chất lượng đang làm đề án thành lập trường chất lượng cao, nhiều phụ huynh học sinh rất lo lắng vì học phí cao trong lúc điều kiện gia đình không đảm bảo và bối rối vì chưa biết sẽ chuyển con sang trường học nào.

Chính sách đặc thù khi đầu tư nhân rộng, xây dựng nhiều trường chất lượng cao, học phí cao trong triển khai nếu không thận trọng có thể dẫn đến phân tầng giáo dục, trường chất lượng cao chỉ dành cho con em gia đình có điều kiện, dẫn đến sự bất bình đẳng và tạo nên áp lực cho người học và Nhân dân. Ý kiến của rất nhiều chuyên gia cũng cho rằng, giáo dục phổ thông phải là giáo dục toàn diện, bình đẳng trong hệ thống trường phổ thông công lập, không nên có sự phân tầng bởi mục tiêu của giáo dục công lập là tạo ra sự hưởng thụ cân bằng trong giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho biết thêm, việc thực hiện mô hình trường công chất lượng cao, học phí cao sẽ không khuyến khích được khối tư thục phát triển. Theo đại biểu cần có những cơ chế, chính sách mạnh hơn, đặc biệt hơn để thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, tạo không gian phát triển bình đẳng công - tư, trường tư phải được cung cấp các dịch vụ đặc biệt chất lượng cao như quan điểm của Luật Giáo dục đã nêu.

Liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài là cần thiết

Cùng góp ý về Điều 22, đại biểu Trần Thị Vân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh cho rằng, theo Luật Giáo dục hiện hành không có quy định cấm, nhưng cũng chưa có quy định cụ thể nào cho phép các trường mầm non, các trường phổ thông công lập được thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ cho phép các trường đại học và các trường tư thục thực hiện các liên kết mà chưa cho phép các trường mầm non, các trường phổ thông công lập liên kết giáo dục với nước ngoài.

Liên kết giáo dục giúp học sinh hội nhập ngay tại đất nước mình
Đại biểu Trần Thị Vân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh phát biểu tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV chiều 28/5 Ảnh: Quốc hội

Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô, một số nơi bản thân học sinh, các bậc phụ huynh có nguyện vọng, có mong muốn và có điều kiện để đồng hành với các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện liên kết. Bởi lẽ, việc liên kết này vừa giúp cho các em học sinh hội nhập ngay tại đất nước mình, vừa giúp các thầy cô giáo có cơ hội tiếp cận với các phương pháp dạy học tiên tiến và các bậc phụ huynh giảm được chi phí thay vì cho con đi du học.

Liên kết giáo dục giúp học sinh hội nhập ngay tại đất nước mình

Giờ học tiếng Anh liên kết tại trường Tiểu học Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Ảnh: Thu Anh

Đại biểu Trần Thị Vân đề nghị Chính phủ sớm quy định chi tiết các điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng. chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy các chương trình giáo dục tích hợp như trong dự thảo của luật đã quy định. Ngoài ra, đề nghị rà soát kỹ khi dùng các thuật ngữ trong lĩnh vực giáo dục, như cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông chất lượng cao trong phần giải thích từ ngữ tại khoản 5 Điều 3 để nhất quán với các diễn đạt này tại Điều 43 của dự thảo luật và để được hưởng các ưu đãi tại quy định của điểm b khoản 1 Điều 43 cũng phải là cơ sở giáo dục có nhiều cấp học chất lượng cao.

Đại biểu Cầm Thị Mẫn – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá cho rằng, dự thảo luật đưa vấn đề liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài của TP Hà Nội được thực hiện đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập là phù hợp và cần thiết.

Bởi lẽ, liên kết giáo dục là nhằm hướng đến 2 mục tiêu. Một là nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, từ bậc học mầm non, phổ thông đến giáo dục đại học; đưa chất lượng giáo dục tiệm cận với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới. Do vậy, liên kết giáo dục của các cơ sở giáo dục công lập là rất cần thiết, là nhu cầu chung không chỉ của Hà Nội mà còn đối với các địa phương khác trên cả nước.

Quy định về liên kết giáo dục với nước ngoài
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động