Thứ hai 09/09/2024 09:53

Lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 15/9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, hội thảo Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức.
Lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Công Phương.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy đồng chủ trì hội thảo.

Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan liên quan cùng các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện hành chính Quốc gia, Trường Đại học Luật Hà Nội,…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Luật Thủ đô được ban hành năm 2012, tạo ra một động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, đến thời điểm hiện nay với rất nhiều chính sách Đảng và Nhà nước đã ban hành, thủ đô cần có nhiều chính sách đặc thù, đột phá để có thể phát triển mạnh hơn với tư cách là đầu tàu về kinh tế - xã hội. Cho nên việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này là rất cần thiết.

Với vai trò là cơ quan nghiên cứu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học nhằm cung cấp thông tin tham khảo phục vụ cho phiên họp 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung cho ý kiến về việc góp ý một số điều về những quy định chung; về chính quyền tại Thủ đô; về liên kết, phát triển vùng Thủ đô; về các quy định chính sách xã hội, anh sinh xã hội của Thủ đô và một số quy định khác trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Ông Nguyễn Văn Hiển,Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp kết luận tại hội thảo. Ảnh: Công Phương.

Chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, hội nghị đã có buổi làm việc hiệu quả, nhiều ý kiến thiết thực đóng góp cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại diện cho Ủy ban Pháp luật, bà Nguyễn Phương Thủy cảm ơn Viện Nghiên cứu lập pháp đã cùng tổ chức hội thảo lần này, cảm ơn quý vị đại biểu đã dành thời gian tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

“Với tư cách là cơ quan thẩm tra Dự thảo Luật này, chúng tôi rất mong sự quan tâm, tham gia của các chuyên gia, anh chị tham dự hội thảo ngày hôm nay phối hợp với các cơ quan của Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để thông qua được luật có chất lượng, hiệu quả và phát huy được hiệu lực thực tế, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển”, bà Thủy nhấn mạnh.

Kết luận tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho hay, buổi hội thảo hôm nay được rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học góp ý. Những ý kiến đóng góp thêm, các chuyên gia gửi về Ban tổ chức để tổng hợp gửi cho cơ quan thẩm tra, soạn thảo cũng như cung cấp thông tin cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp 26 tới đây.

“Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tích cực cộng tác với Viện Nghiên cứu lập pháp và Ủy ban Pháp luật, đóng góp ý kiến để có Dự án Luật tốt nhất dành cho Thủ đô trước khi các đại biểu bấm nút thông qua”, ông Nguyễn Văn Hiển chia sẻ.

Cần có cơ chế để các tập đoàn lớn đặt trụ sở tại Hà Nội Cần có cơ chế để các tập đoàn lớn đặt trụ sở tại Hà Nội

PGS.TS. Bùi Anh Tuấn cho biết, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nên mở rộng và tăng cơ hội đối với các nhà ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động