Lan tỏa tinh thần Tết Việt
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTái hiện nghi lễ “Tiến lịch” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long |
Sống lại phong tục cổ truyền
Tại nhiều không gian di sản, điểm giao lưu văn hóa trên địa bàn Thủ đô, dễ dàng bắt gặp những hoạt động khơi dậy không khí Tết cổ truyền, khích lệ cộng đồng tìm về với cội nguồn dân tộc.
Với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố xuân Nhâm Dần 2022”, chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân 2022 do Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 28-1 đến ngày 15-2 (tức 26 tháng Chạp đến hết 15 tháng Giêng năm Nhâm Dần).
Tại đây, công chúng và du khách được trải nghiệm không khí xuân xưa với nhiều hoạt động trưng bày, sắp đặt và giao lưu văn hóa như: Tết Việt 2022, hoa thủy tiên và những người bạn, gói và luộc bánh chưng trong không gian bếp cổ truyền, trưng bày gốm bụt chào xuân, sắp đặt nghệ thuật ánh sáng…
Lễ dựng cây Nêu, Lễ Cáo yết Thành Hoàng sẽ được tổ chức trực tiếp tại Đình Kim Ngân, 42 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào ngày 28-01 và trực tuyến trên fanpge Phố cổ Hà Nội và Hoàn Kiếm 360. Bên cạnh đó, còn một số hoạt động trực tuyến đáng chú ý khác như: Giao lưu văn hóa nghệ thuật Tết Việt 2022, Giao lưu văn hóa Hoa Thủy Tiên và những người bạn,… tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ.
Tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây sẽ có sắp đặt và tổ chức giới thiệu không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa, tổ chức gói bánh chưng, giao lưu âm nhạc truyền thống (chèo, hát ca trù, ngâm thơ…).
Tại không gian Bích họa phố Phùng Hưng sẽ trang trí không gian chợ hoa Tết Hàng Lược. Các nghệ nhân và thợ thủ công tham gia tại đây sẽ giới thiệu các mặt hàng, trình diễn một số nghề thủ công phục vụ Tết như: Tranh dân gian Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, thư pháp, con giống bột… và sản phẩm nông sản đặc sắc của các vùng miền. Chợ Tết sẽ kéo dài đến hết ngày 31/1.
Tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, sẽ tổ chức trưng bày, giới thiệu nghệ thuật sắp đặt không gian thông qua các sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế, kéo dài đến hết 15-2.
Có thể thấy, các hoạt động tái hiện Tết truyền thống đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gìn giữ nét đẹp văn hóa của người Hà Nội; quảng bá hình ảnh Thủ đô có bề dày lịch sử, thanh lịch, văn minh đến bạn bè trong nước và quốc tế; góp phần đưa Hà Nội trở thành điểm đến “an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn”, tạo động lực phục hồi, phát triển kinh tế quận thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm gìn giữ
Các hoạt động đón Tết không chỉ cho thấy sức lan tỏa và khả năng kết nối của chương trình tới công chúng, mà còn chứng tỏ những giá trị văn hóa tốt đẹp luôn được người dân đón nhận, đem đến cho công chúng và du khách những trải nghiệm khó quên về phong tục, nghi thức đón Tết của đồng bào dân tộc trên cả nước.
Có thể thấy, các hoạt động tái hiện Tết truyền thống đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gìn giữ nét đẹp văn hóa của người Hà Nội; quảng bá hình ảnh Thủ đô có bề dày lịch sử, thanh lịch, văn minh đến bạn bè trong nước và quốc tế; góp phần đưa Hà Nội trở thành điểm đến “an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn”, tạo động lực phục hồi, phát triển kinh tế quận thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Có thể thấy, thời gian trôi qua, cách đón Tết sẽ có nhiều thay đổi, song với ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy và tôn vinh tinh thần Tết cổ truyền trong đời sống đương đại, những giá trị nhân văn sâu sắc của Tết Việt sẽ được lưu truyền mãi.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại