Thứ hai 25/11/2024 20:05
TAND TP Hà Nội:

Lần đầu tiên xét xử trực tuyến vụ án hành chính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 19/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử trực tuyến đầu tiên xét xử vụ án hành chính sơ thẩm...
-	Thẩm phán Nguyễn Hồng Lam, Phó Chánh tòa Hành chính, TAND TP Hà Nội
Thẩm phán Nguyễn Hồng Lam, Phó Chánh tòa Hành chính, TAND TP Hà Nội

Bác yêu cầu khởi kiện

Phiên tòa xét xử trực tuyến vụ hành chính đầu tiên tại TAND TP Hà Nội do Thẩm phán Nguyễn Hồng Lam - Phó Chánh Tòa hành chính (TAND TP Hà Nội) làm chủ tọa với hai điểm cầu gồm tại trụ sở TAND TP Hà Nội và điểm cầu thành phần tại trụ sở UBND quận Bắc Từ Liêm.

Chủ tọa phiên tòa Thẩm phán Nguyễn Hồng Lam, Phó Chánh tòa Hành chính, TAND TP Hà Nội. Theo nội dung vụ án, người khởi kiện yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội sửa đổi Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo hướng: Giao UBND quận Bắc Từ Liêm điều chỉnh Quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường bổ sung đối với 13,3m2 đất đã bị thu hồi để thực hiện Dự án Đầu tư mở rộng đường vành đai III đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long, Hà Nội. Tại phiên tòa, HĐXX đã làm rõ tính hợp pháp và có căn cứ của quyết định hành chính bị kiện và các quyết định hành chính có liên quan.

Qua tranh tụng, xét thấy yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện là không có căn cứ, HĐXX đã tuyên án quyết định bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.

Về những nội dung liên quan đến việc triển khai tổ chức các phiên tòa trực tuyến, Thẩm phán Nguyễn Hồng Lam, Phó Chánh tòa Hành chính, TAND TP Hà Nội, cho biết, là người giữ vai trò chủ tọa phiên tòa sơ thẩm theo hình thức trực tuyến đối với vụ án hành chính đầu tiên của TAND TP Hà Nội, ông nhận thấy, phiên tòa trực tuyến không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà cả lâu dài khi mà việc áp dụng và triển khai đi vào quy củ, khắc phục được những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Việc xét xử trực tuyến nhằm hỗ trợ và dần thay thế phiên tòa trực tiếp, giúp cho tòa án nâng cao chất lượng xét xử, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động xét xử của TAND các cấp. Phiên tòa trực tuyến còn một phần giúp cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đạt kết quả tốt hơn.

Trong thời điểm TAND TP Hà Nội thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính với số lượng lớn, việc giải quyết đảm bảo về thời hạn xét xử gặp nhiều khó khăn, đơn vị đã có nhiều giải pháp, như đưa các vụ án hành chính về đối thoại tại nơi xảy ra tranh chấp, biệt phái các thẩm phán trung cấp của tòa án 2 cấp TP Hà Nội để giải quyết các vụ án hành chính…

-	Toàn cảnh phiên tòa trực tuyến xét xử vụ án hành chính đầu tiên tại Hà Nội
Toàn cảnh phiên tòa trực tuyến xét xử vụ án hành chính đầu tiên tại Hà Nội

Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án hành chính

Thẩm phán Nguyễn Hồng Lam khẳng định, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là chủ trương, giải pháp đúng đắn trong thời điểm dịch bệnh cũng như hỗ trợ xử lý giảm tải quá hạn, giúp cho việc giải quyết án được kịp thời, tránh cho đương sự phải di chuyển đi lại tốn kém, giúp cho việc tham gia phiên tòa của các đương sự được đầy đủ hơn, nâng cao hoạt động tranh tụng và hiệu quả giải quyết. Việc đưa vụ án hành chính ra xét xử trực tuyến là một giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án hành chính hiện nay.

Việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến được áp dụng phù hợp nhất đối với các vụ án về hành chính, hình sự, dân sự. Trong các vụ án hành chính, việc các đương sự được có mặt đầy đủ tại phiên tòa giúp cho việc tranh tụng được đảm bảo, giảm tải được vấn đề mâu thuẫn trong nội dung giải quyết.

Tổ chức phiên tòa trực tuyến với các điểm cầu ở mọi nơi có mặt đầy đủ các đương sự sẽ khắc phục được trường hợp các đương sự vắng mặt phải hoãn phiên tòa và đảm bảo hơn cho nguyên tắc tranh tụng. Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kiện sắp xếp công việc tham gia phiên tòa được tốt hơn và giảm tải được bức xúc cho người khởi kiện để từ đó có thể giảm tải được các nội dung tranh chấp.

Mặt khác, do quy định của Luật Tố tụng hành chính về thẩm quyền thụ lý giải quyết các vụ án sơ thẩm của TAND cấp tỉnh mở rộng hơn đó là thụ lý giải quyết các khiếu kiện liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch và UBND cấp huyện, điều đó dẫn đến trở ngại về địa lý, đi lại xa xôi cách trở của đương sự. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến vụ án hành chính góp phần hỗ trợ cho đương sự tham gia phiên tòa được đầy đủ, giảm tải việc đi lại tốn kém. Bên cạnh đó, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển xã hội số, kinh tế số là giải pháp sáng suốt hiện nay. Theo đó, nhiều cơ quan, ban ngành cũng đã tổ chức họp và điều hành một số hoạt động qua phương thức trực tuyến.

Tòa án tất yếu áp dụng xét xử trực tuyến nhằm khẩn trương đưa các vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn luật định, kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, ổn định trật tự an toàn xã hội và góp phần bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh trong thời điểm dịch bệnh phát triển bùng phát.

Có ý kiến băn khoăn về phiên tòa trực tuyến sẽ không đảm bảo về tranh tụng vì diễn biến phiên tòa không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà còn thể hiện qua thái độ, cử chỉ, tâm lý, cảm xúc và sự tương tác kịp thời giữa các bên trong tố tụng. Điều này có tác động rất lớn đến niềm tin nội tâm của thẩm phán, hội thẩm Nhân dân cũng như các bên tham gia tố tụng.

Tuy nhiên, với quy định tại Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 và Thông tư số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 của TAND TC, VKSND TC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến và qua các phiên tòa trực tuyến đã diễn ra, có thể thấy, phiên tòa trực tuyến được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng... bảo đảm người tham gia tố tụng trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia tất cả trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa.

Thẩm phán Nguyễn Hồng Lam khẳng định, xét xử trực tuyến là bước tiến vừa phù hợp xu thế hiện đại vừa đảm bảo hoạt động tố tụng mà không mất đi quyền tranh tụng công khai.

Trước đó, TAND quận Ba Đình xét xử trực tuyến với các bị cáo phạm tội liên quan đến ma túy. Phó Chánh án TAND quận Ba Đình Ngô Thị Vân cho biết, thực hiện Nghị quyết 33 của Quốc hội, việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp. Xét xử trực tuyến nói riêng, tố tụng trực tuyến nói chung phù hợp với chủ trương của Đảng, các nguyên tắc cơ bản và thủ tục tố tụng do pháp luật quy định; phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tư pháp không chậm trễ, tiết kiệm chi phí xã hội.

Thẩm phán nhấn mạnh, tổ chức xét xử các phiên tòa theo hình thức trực tuyến trước mắt sẽ mang lại những kết quả như công tác xét xử đã tiếp cận được việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng chủ trương, yêu cầu công tác cải cách tư pháp.

Việc thực hiện các phiên tòa trực tuyến bảo đảm không trích xuất bị cáo từ nhà tạm giữ huyện hay tỉnh để tham gia phiên tòa, từ đó tiết kiệm được chi phí trích xuất, dẫn giải và bảo vệ phiên tòa, bảo đảm được thời gian xét xử.

Ngành Tòa án đảm bảo mục tiêu kép trong xét xử
TAND kết nối phiên tòa xét xử trực tuyến tại các điểm cầu
Xét xử trực tuyến các bị cáo “xách hàng trắng”
Bảo Lâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cảnh sát bất ngờ đột kích, bắt  “cát tặc” trên sông Hồng

Cảnh sát bất ngờ đột kích, bắt “cát tặc” trên sông Hồng

Thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ một tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng…
Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nộ đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc 3 người tử vong dưới mương nước xảy ra tại xã Đồng Lạc.
Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long – Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào ban đêm xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường.
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động