Thứ sáu 03/01/2025 06:02

Làm giả hơn 1.000 lọ thực phẩm chức năng, các đối tượng sẽ bị xử lý ra sao?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” với mức phạt thấp nhất 2 năm tù và cao nhất là chung thân…
Đối tượng Nguyễn Hữu Nam (trái) và Triệu Y Tám bị bắt giữ vì làm giả hơn 1.000 lọ thực phẩm chức năng giả (Ảnh: Công an Thanh Hóa)
Đối tượng Nguyễn Hữu Nam (trái) và Triệu Y Tám bị bắt giữ vì làm giả hơn 1.000 lọ thực phẩm chức năng giả (Ảnh: Công an Thanh Hóa)

Qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường CA tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với CATP Sầm Sơn phá Chuyên án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng, bắt giữ 2 đối tượng: Nguyễn Hữu Nam (SN 2000, ở phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn) và Triệu Y Tám (SN 2001, ở xã Hợp Sơn, huyện Ba Vì, TP Hà Nội).

Tại cơ quan Công an, 2 đối tượng khai nhận, lợi dụng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, chào bán qua mạng và cam kết đây là sản phẩm “chính hãng” của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ S99, luôn có sẵn hàng hóa với số lượng lớn, luôn có khả năng cung cấp cho người mua với giá tốt.

Để thực hiện hành vi của mình, tháng 4/2024, Nguyễn Hữu Nam đứng tên thành lập hộ kinh doanh cá thể, được UBND TP Sầm Sơn cấp Giấy chứng nhận đăng ký để chạy quảng cáo mang tên Nam Trung, địa chỉ khu tái định cư Bắc Kỳ, phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn (đây là địa chỉ Nam thuê). Sau đó, Nam lập ra 3 trang Facebook và thuê các nhân viên làm tư vấn bán hàng để bán hàng theo hình thức online để quảng cáo, tư vấn, bán hàng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm đau xương khớp nhãn hiệu "KHỚP TÂY BẮC" và "CAO TÂY BẮC" của Công ty cổ phần S99.

Để có nguồn hàng “KHỚP TÂY BẮC”, “CAO TÂY BẮC” giả bán cho khách hàng, Nam đã không liên hệ với Công ty Cổ phần S99 mà câu kết với Triệu Y Tám mua nguyên liệu, tem nhãn và sản xuất tại nhà Tám ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội, sau đó vận chuyển vào Thanh Hóa để tiêu thụ.

Chỉ tính từ tháng 4/2024 đến khi bị bắt, Nam và Tám đã câu kết với nhau bán ra thị trường hàng nghìn lọ thực phẩm chức năng giảm đau xương khớp nhãn hiệu “KHỚP TÂY BẮC, CAO TÂY BẮC” giả, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.

Nhận định vụ việc có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh hàng giả, Phòng Cảnh sát kinh tế CA tỉnh Thanh Hoá đã nhanh chóng tổ chức xác minh, làm rõ nhân thân, lai lịch các đối tượng có liên quan và áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, triệt phá đường dây này.

Sau một thời gian kiên trì đấu tranh, ngày 17/12 CA tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành phá án, tổ chức khám xét đồng loạt tại 2 địa điểm là nơi ở, nơi làm việc, sản xuất, cất giấu hàng hoá của 2 đối tượng trong đường dây này.

Qua khám xét, lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ nhiều sản phẩm và nguyên liệu để sản xuất hàng giả gồm: hơn 1.000 hộp Cao Tây Bắc thành phẩm giả, gần 1.000 tem chống hàng giả cùng nhiều công cụ, máy móc để đóng gói sản phẩm như: máy ép, súng bắn keo, ghim, băng dính, tem, nhãn mác… và nhiều sản phẩm nghi vấn hàng giả của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ S99.

Hiện, CA tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Hữu Nam và Triệu Y Tám để tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

Luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, các cá nhân, tổ chức trong vụ việc trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, chịu trách nhiệm dân sự, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Trường hợp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không bảo đảm an toàn thực phẩm mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải chịu trách nhiệm bối thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Theo luật sư Đinh Thị Nguyên, trường hợp cá nhân, pháp nhân thương mại sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng nếu hành vi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 193, Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” với mức phạt thấp nhất 2 năm tù và cao nhất là chung thân đối với cá nhân; mức phạt thấp nhất 1 tỷ đồng, cao nhất là 18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm với pháp nhân thương mại phạm tội.

Ngoài ra, các cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội quảng cáo gian dối” theo quy định tại Điều 197, Bộ luật Hình sự; tội “Lừa dối khách hàng” theo quy định tại Điều 198, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả quy mô lớn
Bắt nhiều giám đốc trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả
Mua thực phẩm chức năng giá vài chục nghìn về in nhãn mác bán ra hàng trăm nghìn
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Kiểm tra vũ trường lúc nửa đêm, phát hiện nhiều người dương tính ma tuý

Kiểm tra vũ trường lúc nửa đêm, phát hiện nhiều người dương tính ma tuý

Lực lượng chức năng Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra cơ sở kinh doanh New Hạ Long Club phát hiện nhiều trường hợp dương tính với ma tuý.
Bắt gã thanh niên dùng tài khoản Zalo “Lão Nông” để lừa đảo

Bắt gã thanh niên dùng tài khoản Zalo “Lão Nông” để lừa đảo

Ngày 2/1/2025, Công an thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Thư, SN 1991, trú tại xã An Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Phát hiện rồng Nam Mỹ, tắc kè da báo… bị nuôi nhốt trái phép tại đường Đê Quai

Phát hiện rồng Nam Mỹ, tắc kè da báo… bị nuôi nhốt trái phép tại đường Đê Quai

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng phát một nam thanh niên nuôi nhốt trái phép nhiều cá thể động vật…
Nữ Giám đốc cầm đầu đường dây vận chuyển trái phép tiền tệ

Nữ Giám đốc cầm đầu đường dây vận chuyển trái phép tiền tệ

Theo cáo buộc, Đào Thị Oanh và 5 người khác đã phạm tội ''Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới'' với tổng số tiền hơn 3.923 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 2,4 tỷ đồng.
Quảng Ninh: xét xử nhóm đối tượng in và lưu hành tiền giả

Quảng Ninh: xét xử nhóm đối tượng in và lưu hành tiền giả

Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 14 bị cáo về các tội danh bao gồm: “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả”...
Mức án tuyên 17 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Mức án tuyên 17 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Hội đồng xét xử của Toà án Nhân dân (TAND) nhận định, hành vi của các bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2 gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm thay đổi tính nhân văn trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước…
Khởi tố nhóm thanh thiếu niên “thông chốt” 141

Khởi tố nhóm thanh thiếu niên “thông chốt” 141

Thông tin từ Công an huyện Thường Tín, Hà Nội, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội "Gây rối trật tự công cộng".
Kỳ cuối: Việc đổi mới tăng thêm sức mạnh tấn công tội phạm

Kỳ cuối: Việc đổi mới tăng thêm sức mạnh tấn công tội phạm

Ngoài việc đồng loạt triển khai các tổ công tác 141H mới phủ kín các quận, huyện, thị xã do CA địa phương chỉ huy, CATP Hà Nội tiếp tục duy trì 5 tổ công tác 141 bảo đảm tính cơ động sẵn sàng hỗ trợ các địa bàn khi có tình hình phát sinh. Sự thay đổi này tạo thêm sức mạnh tấn công tội phạm, tăng hiệu quả trấn áp tội phạm đường phố, đảm bảo bình yên cho Nhân dân…
Kỳ 2: “Quả đấm thép” trong phòng chống tội phạm

Kỳ 2: “Quả đấm thép” trong phòng chống tội phạm

Để đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, nhất là “tội phạm đường phố” trong giai đoạn hiện nay, lực lượng 141 đã đổi mới mô hình hoạt động.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động