Thứ sáu 22/11/2024 04:32

Lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, Hà Nội được Trung ương đánh giá là “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng NTM. Việc hoàn thiện tiêu chí NTM nâng cao tại nhiều xã đã góp phần đưa vùng ngoại thành Hà Nội trở thành những miền quê đáng sống.
Việc hoàn thiện tiêu chí NTM nâng cao tại nhiều xã đã góp phần đưa vùng ngoại thành Hà Nội trở thành những miền quê đáng sống
Việc hoàn thiện tiêu chí NTM nâng cao tại nhiều xã đã góp phần đưa vùng ngoại thành Hà Nội trở thành những miền quê đáng sống.

Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội cho biết, vừa qua, Hà Nội công nhận 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao thuộc các huyện, thị xã: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Oai, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mê Linh, Quốc Oai, Thạch Thất, Thường Tín, Sơn Tây. Sau khi hoàn thành mục tiêu đưa 100% số xã về đích NTM, Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các địa phương tiến lên xây dựng NTM nâng cao.

Các xã nói trên được UBND TP trao Bằng công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 và tặng Bằng khen của UBND TP. UBND các huyện, thị xã và UBND các xã có trách nhiệm duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và tiếp tục xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội, kết quả trên có được trước tiên là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở các chương trình và kế hoạch của Thành ủy - UBND TP Hà Nội, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ngành của TP đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch của ngành để tổ chức thực hiện. UBND các huyện, thị xã cũng đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên phụ trách theo địa bàn, tiêu chí trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được các cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện thông qua nhiều hình thức. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng đã chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động. Đặc biệt, với sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp Nhân dân...

Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội nhấn mạnh, với 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, Hà Nội được Trung ương đánh giá là “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng NTM. Việc hoàn thiện tiêu chí NTM nâng cao tại nhiều xã đã góp phần đưa vùng ngoại thành Hà Nội trở thành những miền quê đáng sống. Diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng ngày một văn minh, hiện đại. Ở đó, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy.

Đặc biệt, đời sống của người nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người dân khu vực nông thôn đã đạt trên 54 triệu đồng/người/năm. Một số huyện có thu nhập bình quân tính theo đầu người dân cao như: Đan Phượng 66 triệu đồng/người/năm, Gia Lâm 65 triệu đồng/người/năm, Hoài Đức 64 triệu đồng/người/năm… Đa số các hộ gia đình có nhà ở kiên cố, khang trang; Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều tiến bộ. Đến nay, 100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại trạm; đường làng ngõ xóm khang trang, bê tông hóa...

Cũng theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội, để đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, các xã phải đáp ứng đủ 19 tiêu chí theo quy định của Trung ương và TP Hà Nội. Đối với xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phải đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 theo quy định. Ngoài ra, phải đạt các chỉ tiêu bắt buộc như thu nhập, mô hình “thôn thông minh”. Đối với các tiêu chí tự chọn, các xã chọn 1 trong 8 lĩnh vực để thực hiện, là: An ninh trật tự, môi trường, sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch, chuyển đổi số...

Ngoài đáp ứng các tiêu chí, quá trình thực hiện, các xã đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2022 cũng đáp ứng đủ tiêu chí: Không có nợ đọng xây dựng cơ bản và tỷ lệ lấy ý kiến hài lòng của người dân theo quy định.

Trong năm 2023, TP Hà Nội sẽ triển khai các nhóm giải pháp trọng tâm nào để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, tiếp tục giữ vững vị thế lá cờ đầu của cả nước. TP Hà Nội cũng sẽ tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, trong đó, chú trọng đầu tư nguồn lực cho các chỉ tiêu về trường học, nước sạch, y tế. Đồng thời thường xuyên giám sát, định kỳ tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao tại các đơn vị, địa phương để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...

Ba Vì: Thay đổi diện mạo giao thông nông thôn
Hà Nội: Xây dựng thôn, làng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới
Hà Nội: Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn được cải thiện, nâng cao rõ rệt
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động