Thứ tư 13/11/2024 15:48
Khi Luật sư làm công tác Trợ giúp pháp lý:

Kỳ cuối: Vướng mắc từ những quy định…

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong công tác Trợ giúp pháp lý (TGPL), không chỉ với những đối tượng bị bạo hành, phụ nữ, trẻ em mà cả những người yếu thế trong xã hội cũng cần phải quan tâm, để ý…
Cần quan tâm thật nhiều đến công tác TGPL cho người khuyết tật
Cần quan tâm thật nhiều đến công tác TGPL cho người khuyết tật

Khó khăn từ chính những thể chế pháp luật hiện hành

Trong công tác TGPL, cái khó khăn của luật sư cũng như của trợ giúp viên là khá nhiều, luật sư Nguyễn Tiến Hùng – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết. Bởi theo ông, dù chưa có cuộc khảo sát nào chính thức, nhưng đến 90% các đối tượng được TGPL là người không hiểu hoặc hiểu không đúng về vấn đề liên quan đến pháp luật cụ thể mà họ đã gặp. Số còn lại, cũng theo ông Hùng, họ có hiểu biết pháp luật hoặc hiểu không đầy đủ, nhưng do nhiều tác động từ chủ quan lẫn khách quan nên họ đã có những hành vi đi quá cái giới hạn mà họ hiểu biết. Trong trường hợp này, các đối tượng dễ rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật.

“Trong nhiều trường hợp tôi gặp, người được trợ giúp hoàn toàn ý thức được quyền lợi của họ. Nhưng họ không thể lý giải được nguyên nhân cơ bản vì sao họ được hưởng quyền lợi ấy nên định hướng sai cả về phương pháp đấu tranh giành quyền lợi cũng như bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách chính đáng theo quy định của pháp luật.” – luật sư Hùng nói. Ông dẫn chứng, điển hình như vụ đại án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Cty xây lắp dầu khí Việt Nam… với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng.

Và với công tác hỗ trợ pháp lý, việc hỗ trợ cho những nạn nhân bạo hành gia đình là không thiếu. Ở Việt Nam, hiếm hoi mới có vụ xảy ra mà người bị bạo hành là đàn ông, đối tượng chủ yếu thường gặp là phụ nữ và trẻ em. Trong những câu chuyện buồn lòng này, sẽ thường gặp ở mẫu phụ nữ nhu nhược, nhẫn nhịn hoặc cam chịu. Họ cho rằng họ cố gắng để chịu đựng những bất hạnh đó để giữ lấy gia đình cho con, hoặc chỉ đơn giản là vì sĩ diện của gia đình, của bản thân.

Nhiều vụ việc đến khi người bị bạo hành chịu chấp nhận sự trợ giúp của luật pháp nhiều khi vụ việc đã đi quá, hoặc sự việc đã diễn ra trong một thời gian dài. Để hỗ trợ những nạn nhân của bạo hành gia đình thường tưởng dễ mà không dễ bởi những người bị bạo hành lại thường hay mềm lòng bởi những lời hứa, lời dụ ngọt của chính những người biến cuộc sống của họ thành địa ngục.

Chính vậy, theo luật sư Hùng, cách giải quyết đúng đắn nhất đó là cần sự can thiệp kiên quyết của pháp luật, do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của cơ quan, chính quyền địa phương như tổ dân phố, hội phụ nữ, hội thanh niên, ban hòa giải với các hòa giải viên… Cần có mặt tham gia giải quyết ngay từ đầu khi vụ việc còn manh nha, giản đơn, tránh để dẫn tới hậu quả phức tạp.

Cũng theo luật sư Hùng, trong công tác TGPL trong các vụ việc bạo hành cũng có những khó khăn từ chính những thể chế pháp luật hiện hành. Pháp luật luôn đi sau thực tế diễn biến của đời sống sinh hoạt xã hội, con người. Vì vậy có những vấn đề xẩy ra trên thực tế nhưng không có chế tài xử lý, hoặc chế tài xử lý không phù hợp, nên phải sử dụng một chế tài tương tự về hình thức để áp dụng. Nhiều khi phải chờ cơ quan chức năng họp bàn hướng giải quyết, hoặc xây dựng quy định, hoặc ban hành một văn bản mới phù hợp nên rmất thời gian và gây bức xúc không cần thiết đáng có.

Bên cạnh đó là vấn đề phương pháp giải quyết chủ quan, thiếu chi tiết cặn kẽ, thấu đáo, quan liêu, không lắng nghe ý kiến tham mưu dẫn đến việc giải quyết không thấu tình đạt lý của người có trách nhiệm giải quyết. “Chưa kể đến nhiều trường hợp do tác động, chi phối vật chất, quan hệ làm sai lệch hồ sơ, dẫn tới kết quả mâu thuẫn càng nặng, kéo dài khiến xung đột dâng cao. Kết quả của việc này ảnh hưởng đến uy tín cán bộ, tổ chức, cơ quan nhà nước và hơn thế là pháp luật bị coi thường nên tội phạm ngày càng gia tăng”, luật sư Hùng phân tích.

Quan tâm đến công tác TGPL cho người yếu thế

Bên cạnh mảng việc TGPL cho người bạo hành, theo luật sư Hùng, việc TGPL cho người yếu thế cũng là một nội dung cần để ý và nhân rộng hơn. Theo đó, khái niệm người yếu thế là một khái niệm rất rộng. Các đối tượng trong khái niệm bao gồm trẻ em, người già, phụ nữ, người khuyết tật… Thế nên trong quá trình trợ giúp họ, với phạm vi chuyên môn của một luật sư là một quá trình lao động nghiêm túc, vất vả và gặp rất nhiều khó khăn.

Trên thực tế, việc TGPL cho người yếu thế, cụ thể ở đây là trợ giúp cho người khuyết tật, trong xã hội được các Trung tâm, các trợ giúp viên chuyên sâu từng mảng kết hợp với các luật sư có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn và trên hết là những người có nhiệt huyết, nhiệt tình tham gia trợ giúp. Quá trình trợ giúp sẽ kết hợp giữa lý luận và thực tế để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất đối với từng vụ việc, đối tượng cụ thể.

Theo Luật sư Hùng, bởi nhóm người khuyết tật thường có những đặc điểm chung là hạn chế nhận biết về pháp luật, kém khả năng giao tiếp, không có khả năng truyền đạt hay nhận thức nhanh một vấn đề nên rất tự ti, ngại tiếp xúc. Chính bởi những yếu tố này, người trợ giúp cần có một khả năng cơ bản tốt để tiếp cận đối tượng một cách phù hợp.

“Không những nắm vững chuyên môn, hiểu biết chắc về những vấn đề đối tượng cần trợ giúp, trợ giúp viên cần có kỹ năng về giao tiếp, ngôn ngữ. Trong câu chuyện cách diễn đạt phải ngắn gọn, dễ hiểu. Không những vậy, còn phải có kiến thức về tâm lý học, có khả năng nắm bắt tâm lý đối tượng để vừa là người chia sẻ, vừa là người hỗ trợ, lại là người cảm hóa đối tượng trong những trường hợp nhất định” – luật sư Hùng nói.

Bởi vậy, trong công tác TGPL, việc xác lập trạng thái tâm lý giữa trợ giúp viên và đối tượng cần trợ giúp cũng đưa tới việc thành công cho người TGPL đạt hiệu quả theo mục đích, yêu cầu. Đó cũng đồng thời là rào cản, khó khăn mà người TGPL cần vượt qua.

Kỳ 1: Công tác trợ giúp pháp lý không chỉ có những niềm vui Kỳ 1: Công tác trợ giúp pháp lý không chỉ có những niềm vui
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động