Thứ ba 26/11/2024 01:19
Dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa, phiên họp trực tuyến

Kỳ 2: Cơ hội trong thách thức…

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Như lời luật sư Nguyễn Minh Long, thế giới đã triển khai mô hình xét xử trực tuyến, cũng tương tự như việc tổ chức các hội nghị cấp cao trực tuyến, họp trực tuyến. Phiên tòa trực tuyến mang lại thuận lợi nhưng để thực hiện cũng nhiều thách thức.
Luật sư Nguyễn Minh Long bày tỏ quan điểm về dự thảo Quy chế
Luật sư Nguyễn Minh Long bày tỏ quan điểm về dự thảo Quy chế

Bảo mật của quá trình tranh tụng

Về Dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa, phiên họp trực tuyến (Quy chế), luật sư Nguyễn Minh Long, Cty Luật TNHH Dragon, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, bày tỏ, TAND TC đang hoàn thiện Dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa, phiên họp trực tuyến trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước tiên cần hiểu rõ hơn về việc triển khai xét xử trực tuyến.

Theo nội dung dự thảo, phiên tòa được mở tại tòa án với thành phần tham gia là Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư... đảm bảo điều kiện giãn cách. Riêng các bị cáo sẽ không phải dẫn giải đến tòa, mà được ngồi tại phòng xét xử tại cơ sở giam giữ và việc xét xử tuân theo các thủ tục tố tụng bình thường.

Như vậy, đối với các vụ án hình sự, các bị cáo bị truy tố ra tòa ở khung tội danh đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ không xét xử trực tuyến. Với án hình sự phúc thẩm thì không xét xử trực tuyến các bị cáo kháng cáo kêu oan hoặc kháng cáo đề nghị xem xét trả hồ sơ vụ án, đề nghị làm rõ các tình tiết chưa được làm rõ trong phiên tòa sơ thẩm. Còn đối với các vụ án dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình thì sẽ xét xử những vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, tài liệu chứng cứ đầy đủ… Dự thảo cũng nêu ra những yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất đối với hoạt động xét xử trực tuyến, quy định về tố tụng trong việc đưa vụ án ra xét xử trực tuyến.

Được biết, trên thế giới, hệ thống tòa án của một số quốc gia đã tiến hành và thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình như: hệ thống Tòa án của Úc, Singapore, Malaysia… và gần đây tại Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc đã tổ chức nhiều phiên tòa xét xử trực tuyến để tránh lây nhiễm Covid-19. Nó mang lại nhiều thuận lợi, cụ thể: Giải quyết án tồn đọng trong mùa dịch kéo dài; góp phần phòng chống dịch bệnh, phù hợp với tình hình dãn cách xã hội, hạn chế giao thông đi lại; tiết kiệm ngân sách quốc gia (tiết kiệm chi phí xe cộ, nhân sự, thời gian trong việc trích xuất, dẫn giải các bị cáo đến tòa).

Mô hình này phù hợp với xu thế chung toàn cầu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 diễn ra như vũ bão trên toàn cầu, cũng như làm việc online, giáo dục online, xét xử online sẽ đặt nền móng cho việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ cho việc tổ chức xét xử trong tương lai trên cơ sở vẫn đảm bảo đúng quy trình tố tụng theo quy định pháp luật, góp phần đẩy mạnh hiệu quả công tác xét xử, giảm số lượng án tồn…

Tuy nhiên, song song đó tồn tại những khó khăn cần khắc phục để phát huy tối đa hiệu quả nếu xét xử trực tuyến. Đó là việc xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện để áp dụng xét xử trực tuyến cũng có những khó khăn đối với các cơ sở giam giữ và thi hành án. Cần bảo đảm được hạ tầng kỹ thuật an toàn, hiệu quả, bảo mật của quá trình tranh tụng của phiên tòa trực tuyến.

Triển khai không dễ

Cùng quan điểm, luật sư Phạm Đắc Hải, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nêu, nếu có thể xét xử trực tuyến, vụ án sẽ được đông đảo người dân quan tâm, theo dõi mà không bị giới hạn số lượng người theo dõi bởi không gian của phòng xử; thuận tiện cho những đương sự ở khu vực xa, giảm bớt đi lại. Tuy nhiên, điều băn khoăn, xét xử trực truyến là phương thức mới, pháp luật hiện hành chưa có quy định. Trong khi đó, để xét xử một vụ án thường liên quan đến nhiều quy định pháp luật tố tụng hiện hành, tác động đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Việc xét xử trực tuyến ngoài việc phải đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật còn đòi hỏi các đối tượng, đương sự phải hợp tác, trong khi thời gian giãn cách xã hội có nhiều thẩm phán ở trong khu vực cách ly y tế, phong tỏa, không nghiên cứu được hồ sơ vụ án thì cũng không thể xét xử được. Do đó, việc triển khai xét xử trực tuyến cũng không dễ.

Theo Chánh án TAND TC Nguyễn Hòa Bình, xét xử trực tuyến khác với các hội nghị trực tuyến, học trực tuyến. Theo đó, xét xử trực tuyến, về bản chất là xét xử trực tiếp, diễn ra ở phòng xét xử theo quy định hiện hành nhưng một số chủ thể do điều kiện khách quan không đến dự được phiên tòa, có thể tham gia từ các điểm cầu phụ, đảm bảo yêu cầu quy định. Phiên tòa vẫn phải bảo đảm trực tiếp, công khai, minh bạch, có sự giám sát của các bên.

(Còn nữa)

Kỳ 1: Sẽ có phiên tòa xét xử trực tuyến? Kỳ 1: Sẽ có phiên tòa xét xử trực tuyến?
Hoa Đỗ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cảnh sát bất ngờ đột kích, bắt  “cát tặc” trên sông Hồng

Cảnh sát bất ngờ đột kích, bắt “cát tặc” trên sông Hồng

Thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ một tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng…
Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nộ đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc 3 người tử vong dưới mương nước xảy ra tại xã Đồng Lạc.
Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long – Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào ban đêm xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường.
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động