Kỳ 1: Ám ảnh trước những lời rủ rê tự tử, tình một đêm, đánh ghen...
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhóm Cộng đồng những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, muốn tự tử có hơn 20.000 thành viên |
Muôn kiểu rủ nhau tự tử
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm tiêu cực như: Hội những người muốn tự tử, Hội những người vỡ nợ, Hội những người từng đi tù, Hội ngoại tình và vụng trộm giao lưu kết bạn toàn quốc, Hội những người ghét cha mẹ, Cộng đồng những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, muốn tự tử, Hội những người vỡ nợ muốn làm liều,...
Chỉ cần gõ tìm kiếm trên Facebook dòng chữ “Hội những người muốn tự tử”, có thể dễ dàng tìm ra nhóm với rất nhiều thành viên. Khoảng 1 tháng trước đây, nhóm này có trên chục nghìn thành viên. Hiện nay, con số này bị giảm đi, có thể do thời gian gần đây bị dư luận chỉ trích. Nhóm mới đề ra quy định sẽ không bình luận, rủ rê tiêu cực nhưng thực chất vẫn có những bài đăng tải rủ nhau tự tử, phía dưới là nhiều bình luận hưởng ứng.
Đơn cử như khi tài khoản facebook L.N đăng: “Mình muốn mua xyanua tại Hà Nội, ai chỉ mình với. Chán quá, muốn kết thúc rồi” thì phía dưới có rất nhiều bình luận như: “Mình cũng chán quá, đang định muốn kết liễu đây. Bữa uống 15 viên thuốc ngủ...”; “Có cách nào nhanh chóng giải thoát không?”, "Mua được xyanua chưa?”,...
Một tài khoản còn bình luận tỏ ý muộn tặng: “Mình có chai đã hòa sẵn. Nhưng tiếc xa quá, nếu không mình cho luôn. Mùi a-xít nồng lắm”. Thấy vậy, một tài khoản bình luận ý kiến này là: “Ship cho em được không? Em chịu phí”.
Thậm chí có người còn bày chi tiết cách tự tự bằng than tổ ong để chết không đau đớn: “Bạn nào muốn tự tử mà sợ đau thì kiếm một cái phòng kín ấy, xong đóng hết cửa sổ, cửa chính kín lại, đốt 2 bếp than tổ ong sưởi ấm xong ngủ một giấc là lên thiên đường...”.
Những bình luận tiêu cực trong nhóm "Hội những người thích tự tử" |
Một bài đăng khác với nội dung: “Nhiều khi chả muốn sống nữa”, ngay lập tức nhận được lời rủ rê “Chết chung không nè”; “Muốn chết đi cho đỡ mệt”;…
Ghê rợn hơn là có tài khoản viết những từ ngữ đầy hãi hùng: “Cho mình hỏi đâm rốn xong rạch bụng tự tử thì có chết nhẹ nhàng không ạ? Cũng không muốn sống nữa nên muốn làm điều này lần cuối”. Ngay sau đó, có lời rủ rê: “Cùng với mình đi tự tử không?”, “Nhảy lầu không biết đau là gì luôn”,...
Hết rủ rê bằng lời viết, có tài khoản P.P còn đăng ảnh thờ, kèm lời nhắn: “Ai muốn làm hình như này không, ib mình”. Ám ảnh hơn nữa khi có tài khoản còn đăng: "Cần tìm thuốc uống cho ba mẹ con” khiến nhiều người bức xúc.
Có tài khoản facebook còn đăng ảnh thờ khiến nhiều người bức xúc |
Một hội nhóm khác có tên “Cộng đồng những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, muốn tự tử” cũng có số thành viên lên đến khoảng hơn 20.000 người. Trong nhóm này, nhiều tài khoản đăng tải tâm trạng u uất, bế tắc và muốn tìm đến cái chết. Nhiều người bày tỏ, họ muốn “kết thúc” cuộc sống nhưng vì thương gia đình nên thôi.
Hội nhóm đánh ghen, ngoại tình, từng đi tù
Hội đánh ghen chuyên nghiệp có hơn 14.000 thành viên |
Trong nhóm “hội đánh ghen chuyên nghiệp”, nhiều tài khoản rủ nhau đi đánh ghen hội đồng, đưa ảnh “người thứ ba” vào nhóm và dùng lời lẽ mạt sát, đưa số điện thoại lên nhóm để nhiều người khác gọi điện công kích, tham gia hạ nhục người khác tập thể,...
Với “hội những người từng đi tù”, không ít người xúi giục nhau làm điều gì đó để “được” trở lại tù, ngang nhiên đăng ảnh người khác và hỏi người khác “nhìn mặt” đoán “năm tù”. Có tài khoản đăng bài nhờ tư vấn việc bản thân mới đi tù về, còn nợ nần nhưng không có tiền trả thì làm như thế nào?, thì nhận được lời “tư vấn” "chém tiếp" để hết nợ. Trong nhóm này còn có tài khoản ngang nhiên đăng bài về dịch vụ chạy án, chuyển trại, chuyển phòng,...
Một hội nhóm khác cũng có nhiều thành viên là “Hội ngoại tình và vụng trộm giao lưu kết bạn toàn quốc”. Trong nhóm này chủ yếu là các bài viết quảng cáo bán thuốc kích dục, đồ chơi tình dục. Bên cạnh đó có những bài viết rủ nhau tình một đêm, tìm người “tâm sự”,...
“Hội ngoại tình và vụng trộm giao lưu kết bạn toàn quốc” có thành viên rất đông |
Khi thành lập, đa số các nhóm đề ra mục địch là hướng các thành viên trong nhóm đồng cảm, chia sẻ kinh nghiệm giúp người đang vướng mắc các vấn đề trong cuộc sống vượt qua khó khăn, tâm lý vững vàng hơn. Tuy nhiên, trái ngược với mong muốn này, vẫn có những lời "cổ vũ" tiêu cực khiến tâm lý của những người trong cuộc trở nên rối ren và bế tắc hơn.
(Còn nữa)
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại