Thứ năm 21/11/2024 15:52

Kinh tế & Đô thị góp phần lan tỏa thành tựu công tác đối ngoại Nhân dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
25 năm chưa phải một chặng đường dài nhưng Báo Kinh tế & Đô thị đã khẳng định được vị thế trong lòng bạn đọc với những dấu ấn riêng, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại nói chung và đối ngoại Nhân dân nói riêng.
Kinh tế & Đô thị góp phần lan tỏa thành tựu công tác đối ngoại Nhân dân
Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Kỳ ký kết chương trình hợp tác. Ảnh: Phạm Hùng

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Kỳ đã có với Báo Kinh tế & Đô thị nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Báo.

Thưa ông, từ góc độ công tác đối ngoại Nhân dân, ông đánh giá thế nào về những đóng góp của Báo Kinh tế & Đô thị đối với sự phát triển của Thủ đô trong 25 năm qua?

- Là một trong 3 trụ cột của đối ngoại Việt Nam, đối ngoại Nhân dân không những tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân Việt Nam với Nhân dân các quốc gia trên thế giới, mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, cùng hướng đến lợi ích chung của quốc gia - dân tộc. Mặt khác, để thực hiện công tác đối ngoại Nhân dân hiệu quả rất cần sự phối hợp, chung tay của nhiều bên, trong đó có báo chí và truyền thông.

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã thực hiện những tác phẩm báo chí mang hơi thở cuộc sống, kịp thời tuyên tuyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến Nhân dân, trở thành cầu nối giữa người dân với cấp ủy, chính quyền TP. Trong công tác thông tin đối ngoại nói chung, đối ngoại Nhân dân nói riêng, Báo đã liên tục thông tin sâu rộng về những hoạt động đoàn kết hữu nghị, các sự kiện văn hóa nổi bật thường niên như Du xuân hữu nghị, Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á, cũng như hoạt động kỷ niệm năm chẵn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước… Cùng với đó là những chương trình quan trọng gắn kết đối ngoại Nhân dân Thủ đô với công tác ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Thông qua chuyên mục Thời sự, Thông tin đối ngoại, Đối thoại, các dòng sự kiện quốc tế, đối ngoại và đối ngoại Nhân dân… Báo đã góp phần đẩy mạnh

thông tin tuyên truyền về hoạt động đối ngoại Nhân dân một cách hiệu quả, đa dạng, phong phú. Tôi đánh giá cao vai trò của Hanoi Times - chuyên trang tiếng Anh của Báo, kênh thông tin đối ngoại chủ lực của Hà Nội, góp phần truyền tải, trao đổi thông tin của TP đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như bạn bè, đối tác quốc tế.

Hiện nay, hoạt động đối ngoại Nhân dân Thủ đô đang ngày càng mở rộng ở tất cả các cấp, lĩnh vực với nhiều hình thức đa dạng. Bắt kịp xu hướng đó, Báo Kinh tế & Đô thị góp phần làm lan tỏa thành tựu của công tác đối ngoại Nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, về Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến,“Thủ đô Anh hùng”, "Thành phố vì hòa bình", "Thành phố sáng tạo", nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô và đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế.

Đối ngoại Nhân dân là một trong 3 trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện và hiện đại. Nhìn lại chặng đường 31 năm qua của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội, ông có thể cho biết những lợi thế vượt trội của công tác đối ngoại Nhân dân của Thủ đô đã được phát huy thế nào?

- Trước hết, Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục và kinh tế và giao dịch quốc tế; là nơi được đón tiếp nhiều đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài; nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động đối ngoại quan trọng của đất nước như Hội nghị APEC (2006), kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội (2010)… nơi đặt trụ sở của các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế nên luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tham gia tích cực của đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế vào các hoạt động đối ngoại Nhân dân.

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội, làm cơ sở cho công tác đối ngoại Nhân dân phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai, 31 năm qua, từ ngày thành lập đến nay, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND TP Hà Nội, định hướng từ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; sự phối hợp của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã. Đây là lợi thế giúp cho việc triển khai công tác đối ngoại Nhân dân được thuận lợi.

Thứ ba, đội ngũ làm công tác đối ngoại Nhân dân ở Liên hiệp, các hội, tổ chức thành viên có nhiều nhân tố đa dạng, từ các đồng chí nguyên lãnh đạo cao cấp T.Ư nghỉ công tác, cán bộ các sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện đến các nhà ngoại giao, các văn sỹ trí thức… Với kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm phong phú, tâm huyết của mình đã cống hiến trí tuệ, công sức để triển khai một cách hiệu quả các hoạt động đối ngoại Nhân dân. Với mạng lưới hơn 40.000 hội viên, cùng các chi hội cơ sở, hoạt động đối ngoại Nhân dân của Liên hiệp đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp Nhân dân Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế tham gia.

Năm 2023, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 6 Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội. Xin ông cho biết phương châm “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” đã được Liên hiệp cùng các Hội hữu nghị và tổ chức thành viên cụ thể hóa thế nào trong tổ chức các hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội?

- Thực hiện phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, Liên hiệp đã xây dựng Chương trình toàn khóa, từng bước nghiên cứu tham mưu Chiến lược công tác đối ngoại Nhân dân từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ tháng 8/2023 đến nay, Thường trực Thành ủy và Chủ tịch UBND TP đã làm việc với Liên hiệp để nắm tình hình hoạt động từ sau Đại hội VI của Liên hiệp đến nay, lắng nghe một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác. Các buổi làm việc đều có kết quả tốt, đặc biệt, theo ý kiến đề xuất của Liên hiệp, nhóm chính sách đối ngoại, trong đó có đối ngoại Nhân dân đã được thể chế tại khoản 7, Điều 52 của dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi.

Đối với các hội, tổ chức thành viên, ngay từ đầu năm 2023 đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hòa bình, hữu nghị, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Nhân dân Thủ đô và các nước. Đối với các nước có kỷ niệm năm chẵn thiết lập quan hệ ngoại giao như Anh, Australia, Cuba, Nhật Bản, Pháp, Séc hoặc các dịp kỷ niệm lớn khác, các Hội đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú bao gồm ngày hội văn hóa, ngày hội ẩm thực, gặp gỡ, giao lưu hữu nghị, thể thao, tọa đàm, triển lãm, trưng bày ảnh quan hệ hữu nghị... Những hoạt động này đã thu hút đông đảo hội viên tham gia, đồng thời cũng góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế hình ảnh Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Đặc biệt, cùng với sự nỗ lực của Liên hiệp và Hội, Hội hữu nghị Việt - Hàn TP đã tổ chức thành công đoàn công tác đối ngoại Nhân dân thăm, trao đổi kinh nghiệm tại một số TP của Hàn Quốc.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trong thời gian tới, với sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ban Chấp hành khóa VI Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình hành động toàn khóa, không ngừng phấn đấu, hoàn thiện mình hơn nữa để hoạt động đối ngoại Nhân dân của Thủ đô Hà Nội đạt kết quả tốt hơn, góp phần vào thành công chung hoạt động đối ngoại của cả nước, nâng cao vị thế của Thủ đô và đất nước trên trường quốc tế.
Báo Kinh tế & Đô thị vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Kinh tế & Đô thị khẳng định vai trò tờ báo hàng đầu của Thủ đô
Báo Kinh tế & Đô thị chính thức ra mắt chuyên trang Thị trường tài chính
Cẩm Anh - Thanh Nhàn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động