Thứ bảy 26/10/2024 06:52

Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH)- Quyền sống hay quyền được sống là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, là một trong những nội dung quan trọng của nhân quyền. Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.

Trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, quyền sống là quyền quan trọng nhất của con người, đây là quyền cơ bản, bẩm sinh, vốn có và hoàn toàn tự nhiên của con người. Điều 3 trong Tuyên ngôn đã quy định: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.

Một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì vậy, việc chống chiến tranh và các tội phạm này cũng là sự bảo đảm quyền sống. Nhằm bảo vệ quyền được sống của mỗi người, Công ước Liên hợp quốc về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 đã quy định những hành vi diệt chủng đều phải bị trừng trị. Trong đó, công ước quy định những kẻ phạm tội diệt chủng hay bất kỳ hành vi liên quan đến diệt chủng sẽ đều bị trừng trị, bất kể họ là những lãnh đạo có trọng trách được bầu ra theo pháp luật, các quan chức hay dân thường.

Tội diệt chủng là một trong những tội ác dã man khi đối tượng hướng tới nhằm vào một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo nhằm hủy diệt toàn bộ hay một phần nhóm người. Tội ác diệt chủng vi phạm trực tiếp quyền được sống của mỗi con người, tất cả những hành vi liên quan đến tội diệt chủng sẽ bị luật pháp quốc tế trừng trị.

Tiếp đó, Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã kế thừa và cụ thể hóa quyền sống trong các văn bản công ước quốc tế trước đó. Cụ thể, Khoản 1 Điều 6 Công ước quy định, “mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”.

Theo đó, Quyền sống là “quyền cơ bản của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị tạm đình chỉ việc thực hiện...”. Quyền sống không những là sự toàn vẹn về tính mạng thân thể mà còn bao gồm cả việc đảm bảo quá trình tồn tại của con người, đòi hỏi các quốc gia phải thực thi những biện pháp để làm giảm tỉ lệ chết ở trẻ em và tăng tuổi thọ bình quân của người dân, cụ thể như các biện pháp nhằm xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và các dịch bệnh... tức là bao gồm cả các biện pháp thụ động và chủ động.

Ngoài ra, vấn đề đảm bảo quyền được sống đòi hỏi các quốc gia thành viên cần phải tiến hành các biện pháp phòng chống và trừng trị việc tuỳ tiện tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra. Liên quan đến vấn đề này, việc bắt cóc người và đưa đi mất tích cũng bị coi là một trong những hình thức tước đoạt quyền sống, do đó, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đưa ra những giải pháp hiệu quả để phòng chống và điều tra các vụ việc về bắt cóc, mất tích của cá nhân.

Đặc biệt, quyền sống tuy là tối cao và luôn phải được áp dụng kể cả trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia nhưng không phải là quyền tuyệt đối, tức là quyền không thể bị tước đoạt trong mọi hoàn cảnh. Điều 6 Công ước vẫn quy định hình phạt tử hình là minh chứng cho điều đó, bởi hình phạt tử hình về bản chất là sự tước đi quyền sống của một cá nhân, nhưng chỉ khi được áp dụng một cách tùy tiện thì mới bị coi là vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Như vậy, việc ghi nhận quyền sống không đồng nghĩa với việc sẽ xóa bỏ hình phạt tử hình. ICCPR nêu rõ một giới hạn đó là, ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất.

Nghị định thư thứ nhất bổ sung ICCPR về xoá bỏ hình phạt tử hình năm 1989 cũng không phải là bắt buộc, mà chỉ là tùy chọn với các quốc gia thành viên. Nói cách khác, luật nhân quyền quốc tế không cấm các quốc gia sử dụng án tử hình như là một hình phạt để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm, nhưng khuyến khích hạn chế và bãi bỏ hình phạt khắc nghiệt đó. Cụ thể là chỉ được áp dụng hình phạt này với “những tội ác nghiêm trọng nhất”, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và việc giới hạn áp dụng hình phạt này cũng được coi là một hình thức bảo đảm quyền sống.

Tại Việt Nam, quyền sống là quyền tất yếu, vốn có của quyền con người được Nhà nước và pháp luật bảo vệ một cách toàn diện. Đây là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất, không riêng gì trên thế giới mà tại Việt Nam cũng có các chế định đặc biệt đối với quyền này.

Quyền sống đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp năm 2013, đây cũng là lần đầu tiên, chế định này được quy định trong Hiến pháp với một ý nghĩa sâu sắc, cụ thể, đầy đủ và toàn diện về quyền con người.

Điều 19, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.

Việc hiến định quyền sống là một trong những sự phát triển tiến bộ lớn trong chế định về quyền con người, quyền công dân, chứng tỏ rằng Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Việc hiến định quyền sống cũng được xem là bước ghi nhận rõ rệt đối với những cam kết của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền được sống của tất cả mọi người, ngày càng phù hợp hơn với các điều ước quốc tế về nhân quyền.

Kỳ Phong / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Từ nghi vấn nam thanh niên thường xuyên thay đổi xe máy để đi lại...

Từ nghi vấn nam thanh niên thường xuyên thay đổi xe máy để đi lại...

Thời gian gần đây, Trương Hoàng Anh mặc dù không có việc làm nhưng lại có nhiều tiền để tiêu xài, thường xuyên thay đổi xe máy để đi lại. Trước những bất minh trên, trinh sát đã thu thập tài liệu về Trương Hoàng Anh và đưa vào diện quản lý nghiệp vụ.
Truy xét gã trai trẻ giở trò lưu manh với người phụ nữ bán trái cây

Truy xét gã trai trẻ giở trò lưu manh với người phụ nữ bán trái cây

Ngày 25/10, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an huyện Hòa Vang và Công an phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã truy xét và bắt giữ thành công đối tượng gây ra vụ cướp tài sản manh động trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Truy tìm người đàn ông ở Hải Phòng giả danh Công an để lừa đảo

Truy tìm người đàn ông ở Hải Phòng giả danh Công an để lừa đảo

Ngày 25/10, Công an quận Long Biên (Hà Nội cho biết đang truy tìm đối tượng giả danh Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sả.
Truy tố dàn cán bộ đăng kiểm nhận hối lộ

Truy tố dàn cán bộ đăng kiểm nhận hối lộ

Nếu không thấy tiền để tại các khu vực trong xe, đăng kiểm viên thuộc Trung tâm Đăng kiểm 29 - 11D sẽ gợi ý, yêu cầu chủ phương tiện mang xe đi sửa chữa…
Chủ tịch Hội đồng quản trị nhận thêm án tù chung thân

Chủ tịch Hội đồng quản trị nhận thêm án tù chung thân

Sau gần 1 tháng xét xử sơ thẩm và nghị án, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ra phán quyết đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 33 bị cáo liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan.
Truy tố các mắt xích trong đường dây mua bán ma túy

Truy tố các mắt xích trong đường dây mua bán ma túy

VKSND tối cao truy tố bị can Vũ Hoàng Oanh và 34 bị can tội “Mua bán trái phép chất ma túy”; “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
Đi xe máy “kẹp 3” dạo phố thì gặp 141…

Đi xe máy “kẹp 3” dạo phố thì gặp 141…

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tổ công tác phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Mang theo ma túy, bình xịt hơi cay ngồi trên ô tô vẫn không qua mắt được Cảnh sát 141

Mang theo ma túy, bình xịt hơi cay ngồi trên ô tô vẫn không qua mắt được Cảnh sát 141

Thông tin từ Phòng CSGT CATP Hà Nội, qua tuần tra, kiểm soát, phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông trên các tuyến phố, địa bàn trọng điểm, các tổ công tác 141 phát hiện hai vụ việc, bàn giao hai đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự.
Cảnh sát 141 liên tiếp phát hiện 4 thanh niên mang theo hàng cấm

Cảnh sát 141 liên tiếp phát hiện 4 thanh niên mang theo hàng cấm

Trong những ngày vừa qua, quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác Y4/141 Công an TP Hà Nội đã phát hiện, đấu tranh hiệu quả với các đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động