Thứ bảy 19/10/2024 09:13
Sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Chủ tịch Hội đồng quản trị nhận thêm án tù chung thân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau gần 1 tháng xét xử sơ thẩm và nghị án, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ra phán quyết đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 33 bị cáo liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan.
Chủ tịch Hội đồng quản trị nhận thêm án tù chung thân
Các bị cáo tại tòa.

Phát hành 25 mã trái phiếu "khống" trị giá hơn 30.869 t đồng

Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định, đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", từ những chứng cứ, tài liệu, lời khai tại cơ quan điều tri cũng như trước tòa, xác định bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối, điều hành, chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc tập đoàn; bị cáo Lan là người đưa ra chủ trương và chỉ đạo phát hành trái phiếu DN; chủ trì họp bàn với các nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Công ty cổ phần (Cty CP) Chứng khoán Tân Việt - TVSI, gồm các bị cáo: Đinh Văn Thành, Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Nguyễn Tiến Thành, Hồ Bửu Phương, sử dụng 4 Cty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra) phát hành 25 mã trái phiếu "khống" trị giá hơn 30.869 tỷ đồng.

Theo HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm có hàng loạt hành vi gian dối để phát hành trái phiếu, rồi thông qua Cty chứng khoán bán trái phiếu cho hàng ngàn người dân thu tiền về sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục đích phát hành trái phiếu.

HĐXX nhận định, đối với tình tiết tăng nặng, đa số các bị cáo đều phạm tội 2 lần trở lên, dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội. Tuy nhiên các bị cáo cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, như người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, thành thật khai báo, ăn năn hối cải.

Ngoài ra, tòa cũng xem xét áp dụng tình tiết người phạm tội là phụ nữ có thai, người phạm tội là người già, người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

Tòa cũng áp dụng tình tiết người phạm tội có thành tích xuất sắc trong công tác, được tặng thưởng nhiều bằng khen. Các bị cáo tích cực tham gia hoạt động từ thiện, đóng góp cho hoạt động phòng chống Covid - 19 trong cộng đồng cũng được HĐXX xem xét…

Luật sư của các bị cáo đề nghị HĐXX xem xét các bị cáo là người phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo. Nhưng HĐXX xét thấy, đây là vụ án gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên không thể chấp nhận. Theo HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chịu trách nhiệm chính.

Mặc dù bị cáo đã thành thật khai báo, chủ động tác động gia đình, cá nhân liên quan cùng hỗ trợ khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, hậu quả bị cáo Lan và 33 đồng phạm gây ra là hơn 30.000 tỷ đồng đối với 35.824 bị hại.

biên túi Hermes

Tòa làm rõ, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, đã chỉ đạo các cá nhân thuộc Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng SCB hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt dòng tiền để che giấu, hợp thức nguồn gốc bất hợp pháp số tiền 445.748 tỷ đồng.

Số tiền này đã dùng để chi cho các mục đích khác nhau, như: trả gốc, lãi trái phiếu, chi trả nợ các khoản vay tại Ngân hàng SCB, chi trả cho những người được thuê đứng tên làm giám đốc, cho những người ký chứng từ chạy dòng tiền, chi cho dự án đang triển khai dở dang, chuyển tiền ra nước ngoài…

Ngoài ra, trong thời gian từ 2012 - 2022, mỗi khi cần sử dụng tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về, Trương Mỹ Lan giao cho cấp dưới lập các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các Cty tại Việt Nam và Cty, tổ chức ở nước ngoài.

Thông qua các hợp đồng "khống" này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB; tổng số Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỷ USD (chuyển đi 1,5 tỷ USD, nhận về 3 tỷ USD).

Có luật sư cho rằng trong giai đoạn 1 có những khoản tiền chi cho Ngân hàng SCB nhưng bị quy kết cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong hành vi rửa tiền là chưa hợp lý.

Theo HĐXX, hành vi sử dụng tiền trong nguồn tiền phạm tội là hành vi khách quan của tội “Rửa tiền” nên quy kết các bị cáo về tội rửa tiền là có căn cứ.

Từ đó, tòa tuyên bị cáo Lan mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “Rửa tiền”, 8 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; tổng hợp hình phạt, bị cáo Lan phải chịu án chung thân.

Đối với các bị cáo khác, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) nhận án 2 năm tù về tội “Rửa tiền”, bị cáo Trương Huệ Vân (cháu bà Lan) nhận 5 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Những bị cáo còn lại nhận án phạt từ 2 năm 6 tháng đến 23 năm tù.

Về phần dân sự, nhiều tài sản, dự án được cho là còn nhiều tài liệu chưa rõ nên Hội đồng xét xử chuyển cho cơ quan CA tiếp tục làm rõ.Về tài sản thu giữ của các bị cáo, cụ thể là 2 túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan, HĐXX cho rằng, tài sản này có nguồn gốc từ tiền phạm tôi mà có nên tiếp tục kê biên, thu giữ.

Trong phần nhận định, HĐXX nêu, bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại Ngân hàng SCB có hàng loạt hành vi thống nhất từ phát hành trái phiếu đến dụ dỗ người gửi tiền mua trái phiếu. Tại tòa, bị cáo cho biết, trong quá trình điều tra, nhiều đồ dùng cá nhân của bà đã bị thu giữ, bao gồm túi xách, điện thoại, và giày dép.

Bị cáo Lan khai rằng, khi bị bắt, hai chiếc túi Hermes da cá sấu bạch tạng của bà đã bị thu giữ. Một túi được mua tại Italia, còn túi kia là quà tặng từ một đại gia người Malaysia. Theo HĐXX, trong hai túi Hermes màu trắng bị thu giữ, một túi có nguồn gốc từ tiền phạm tội (tiếp tục bị giữ lại), túi còn lại thuộc tài sản riêng.

Trước đó, tháng 4/2024, trong giai đoạn một của vụ án, bị cáo Lan bị Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên án tử hình với 3 tội danh là “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Tham ô tài sản”. Bản án này chưa có hiệu lực pháp luật do bị cáo cùng các bị cáo đã kháng cáo, và đến nay tòa phúc thẩm chưa ấn định ngày xét xử.

Không nghĩ các hợp đồng vay tiền là các hợp đồng khống? Không nghĩ các hợp đồng vay tiền là các hợp đồng khống?

Phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo ...

“Đã phải trả cái giá quá đắt…” “Đã phải trả cái giá quá đắt…”

Sau ba tuần làm việc, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan,Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 33 bị cáo về ...

Bảo Lâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động