Thứ bảy 28/09/2024 15:29

Khi mạng xã hội trở thành nơi… bán ma tuý

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ truyền thông, sự thông dụng của mạng xã hội… tạo ra nhiều trải nghiệm thú vị cho công chúng. Người ta có thể mua trăm thứ bà rằn ở trên mạng xã hội. Và dĩ nhiên, “hội nhập” với xu thế trên, các đối tượng buôn bán, tàng trữ ma tuý, ma tuý tổng hợp cũng sử dụng mạng xã hội làm nơi trao đổi, buôn bán.
Các bài đăng bán cỏ Mỹ công khai trên group Cỏ Mỹ với hơn 17 nghìn thành viên. Ảnh chụp màn hình
Các bài đăng bán cỏ Mỹ công khai trên group Cỏ Mỹ với hơn 17 nghìn thành viên. Ảnh chụp màn hình

Đầu tư tiền quảng cáo để bán… cỏ Mỹ

B.M.T (SN 1982, Long Biên) có “tiền sử” sử dụng ma tuý từ những năm 2003, 2004. Vốn đã cai nghiện, nhưng T cho biết, cho đến giờ anh vẫn không lạ gì những chiêu trò của các đối tượng buôn bán ma tuý. Dưới sự hướng dẫn của T, phóng viên tìm ra được một nhóm “cỏ Mỹ” trên mạng xã hội facebook. Nhóm này có tới hơn 17 nghìn thành viên, hoạt động một cách công khai với lưu lượng bài đăng khá dày đặc. Nội dung đa phần rao bán “cỏ Mỹ” với số điện thoại công khai, kèm với cam kết ship hàng toàn quốc hay “giao hàng hoả tốc”. Theo N.V.L (SN 1990, Đống Đa) việc trên mạng xã hội có “đại lý cỏ” không hiếm, thậm chí nó đã xuất hiện từ rất lâu rồi. Theo L, còn có đại lý thậm chí còn mạnh tay đổ tiền quảng cáo các sản phẩm cỏ Mỹ, cần sa tổng hợp trên facebook để tăng lượng tiếp cận với khách hàng. Qua một đợt đổ tiền quảng cáo, có đại lý thu hút tới 12.000 lượt thích.

Theo Cục Cảnh sát điều tra về ma tuý, 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng cảnh sát toàn quốc đã đấu tranh, bắt giữ 2.527 vụ, 4.813 đối tượng phạm tội về ma túy có liên quan đến không gian mạng, triệt xóa 11 điểm hoạt động về ma túy trên không gian mạng. Đơn cử, trung tuần tháng 3/2024, CA tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) xác lập và phá chuyên án 623D bắt quả tang đối tượng Triệu Văn Kim (SN 1997 ở Na Rì, Bắc Kạn) cùng 02 đối tượng về hành vi vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy.

Vật chứng thu giữ là 10 bánh heroin; khoảng 60.000 viên ma túy tổng hợp và 03 túi ma túy loại methamphetamine có khối lượng 2 kg. Phương thức họat động của nhóm đối tượng này là thực hiện mọi giao dịch, liên lạc qua ứng dụng messenger (tin nhắn) trên facebook.

Trước đó, tháng 5/2023, Cục C04 phát hiện một ổ nhóm, đường dây có biểu hiện nghi vấn quảng cáo mua bán trái phép thuốc lá điện tử “pod chill”, thuốc lá điếu có pha trộn, tẩm ướp ma túy tổng hợp trên mạng xã hội. Cầm đầu đường dây là Lê Anh Thơ, SN 1995, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội.

Đây là đường dây sản xuất, mua bán các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu có pha trộn, tẩm ướp ma túy dạng cần sa tổng hợp với số lượng lớn, phân phối trên toàn quốc, được tổ chức chặt chẽ, mang tính chuyên nghiệp. Để quảng cáo, tìm “khách”, các đối tượng lập các nhóm kín trên mạng xã hội (chủ yếu là facebook và telegram)… thường xuyên sàng lọc người vào nhóm và cảnh giác nếu thấy dấu hiệu bị phát hiện thì xóa nhóm, xóa tài khoản ảo để lập tài khoản, nhóm mới để hoạt động. Chúng tạo các tài khoản ảo, sử dụng điện thoại, tài khoản ngân hàng không chính chủ, tiền ảo để làm kênh trao đổi thông tin mua bán, giao dịch, chuyển tiền và thông qua hệ thống vận chuyển hàng hóa bằng ship COD, xe ôm công nghệ, xe khách liên tỉnh… để chuyển hàng.

Hình ảnh cỏ Mỹ các đối tượng chụp để minh hoạ Ảnh cắt từ màn hình
Hình ảnh cỏ Mỹ các đối tượng chụp để minh hoạ Ảnh cắt từ màn hình

Diễn biến phức tạp

Thực tế, theo đánh giá của cơ quan chức năng, tội phạm ma tuý ngày càng dùng nhiều thủ đoạn mới để mua bán, vận chuyển, tàng trữ ma tuý, đặc biệt, chúng tận dụng triệt để mạng xã hội, lập các trang cá nhân, công khai từ giá cả đến sản phẩm để tổ chức rao bán ma tuý tổng hợp, ma tuý đá, cỏ Mỹ… Không cần chào hàng trực tiếp, không cần qua “dắt mối”, mọi giao dịch được thực hiện nhanh chóng qua mạng xã hội. Mỗi lần giao hàng, để tránh cơ quan chức năng, các đối tượng mang theo một lượng nhỏ vừa đủ cho một lần sử dụng của đối tượng nghiện… Sau khi có khách đặt mua qua mạng xã hội, các đối tượng sử dụng dịch vụ gửi hàng của xe khách, giấu trong các gói hàng, đồ ăn để thuê lái xe công nghệ, người vận chuyển hàng thuê để vận chuyển ma tuý đến tay “khách”.

Theo Trung tướng, TS Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, thời gian gần đây, tình hình tội phạm ma túy lợi dụng công nghệ cao thực hiện hoạt động phạm tội diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, phương thức thủ đoạn họat động ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Chúng lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0; các ứng dụng, nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Telegram, Snapchat, Wechat…) để mua bán trái phép chất ma túy; tổ chức, lôi kéo, rủ rê, tụ tập sử dụng trái phép chất ma túy; hướng dẫn, điều chế, sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy…

Quá trình giao - nhận, các đối tượng cũng lợi dụng dịch vụ vận chuyển (xe ôm công nghệ, taxi) nhằm tránh sự phát hiện, bắt giữ của lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, các trang mạng điện tử cũng bị tội phạm ma túy lợi dụng như một kênh thông tin để quảng cáo, giao dịch mua bán ma túy. Chúng thường rao bán các loại ma túy “núp bóng” pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thảo mộc đang được giới trẻ ưa chuộng sử dụng như “nước vui”, bánh cần, bánh lười “lazy cakes”chứa tinh dầu cần sa, thuốc lá điện tử, thuốc lá gói “Tabaco”, thuốc lá điếu tẩm dung dịch chứa chất ma túy. Khi bị phát hiện đối tượng khóa tài khoản, đánh sập trang và tạo tài khoản mới để tiếp tục hoạt động; điều này gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc đấu tranh.

Thời gian qua, Cục C04 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến CA các địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy hoạt động trên không gian mạng, chuyển từ “đời thực” lên “đời ảo”, từ biện pháp thủ công, truyền thống sang công nghệ, hiện đại, trong đó có nhiều giải pháp mang tính “đột phá, sáng tạo, đi đầu”, có tính chất “cầm tay chỉ việc”. Nhờ dự báo đúng tình hình, kịp thời có những giải pháp chiến lược, công tác đấu tranh với tội phạm ma túy trên không gian mạng bước đầu đạt hiệu quả tích cực.

Lực lượng CA đã sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phá được nhiều chuyên án lớn. Trung tướng Nguyễn Văn Viện nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình tội phạm ma túy, đặc biệt là tội phạm ma túy lợi dụng không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp. Cục C04 sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, nâng cao nhận thức người dân về việc nhận diện, phát hiện tội phạm về ma túy để kịp thời tố giác.

Bắt cặp vợ chồng điều hành đường dây ma túy lớn tại Hà Nội
Nữ chủ nhà thuê giúp việc đi giao ma túy
Triệt phá một "đại lý" cần sa trong căn hộ chung cư ở Hà Nội
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Truy tìm Phạm Thế Đạt - kẻ giả danh người thân của bà lão 60 tuổi để lừa đảo

Truy tìm Phạm Thế Đạt - kẻ giả danh người thân của bà lão 60 tuổi để lừa đảo

Theo đơn trình báo, Đạt đã gọi điện thoại giả danh người thân của bà T để lừa bà chuyển cho 66 triệu đồng.
Phạt 15 triệu đồng đối với công ty đăng tải thông tin sai sự thật về làng Nủ

Phạt 15 triệu đồng đối với công ty đăng tải thông tin sai sự thật về làng Nủ

Ngày 28/9, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an đã xử phạt 15 triệu đối với Công ty cổ phần truyền thông Sun Rise đăng tải thông tin sai sự thật về làng Nủ.
Bắt nhóm thanh niên gây náo loạn nhiều tuyến phố Hà Nội lúc nửa đêm

Bắt nhóm thanh niên gây náo loạn nhiều tuyến phố Hà Nội lúc nửa đêm

Ngày 28/9, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ 16 đối tượng để điều tra về hành vi đánh nhau, gây rối trật tự công cộng.
Ẵm án vì chiếm đoạt 1.200 camera giám sát của đối tác

Ẵm án vì chiếm đoạt 1.200 camera giám sát của đối tác

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Quốc Việt, SN 1994, quê Quảng Trị, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cựu cán bộ phường lừa góp vốn “buôn đất”

Cựu cán bộ phường lừa góp vốn “buôn đất”

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Hưởng, cựu cán bộ địa chính UBND phường Phú Lương về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nổ súng để ép “con nợ” trả tiền

Nổ súng để ép “con nợ” trả tiền

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử Đào Xuân Nam, SN 1982, quê Hải Phòng, về tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”.
Nửa đêm mang bình khí cười đi giao cho khách, nam thanh niên gặp ngay 141

Nửa đêm mang bình khí cười đi giao cho khách, nam thanh niên gặp ngay 141

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết, ngày 15/9/2024, các tổ công tác 141 qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện 3 vụ việc, bàn giao 4 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, tang vật thu giữ: 8 bình kim loại nghi chứa khí cười, 1 xe máy nghi xe tang vật, xử lý 9 vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó 2 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Từ nghi vấn người đàn ông đi xe Vespa sành điệu qua chốt 141

Từ nghi vấn người đàn ông đi xe Vespa sành điệu qua chốt 141

Dù đã cất giấu ma túy hết sức tinh vi, nhưng người đàn ông điều khiển xe Vespa sành điệu vẫn không qua mắt được các trinh sát của tổ công tác 141.
Giấu “hàng” trong người, gã U50 run rẩy khi gặp 141

Giấu “hàng” trong người, gã U50 run rẩy khi gặp 141

Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết ngày 6/9, lực lượng 141 qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện 3 vụ việc, bàn giao 3 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp, tang vật thu giữ: 2 gói chứa chất nghi ma túy, 1 bình kim loại nghi chứa khí N2O, 01 xe mô tô nghi xe tang vật. Xử lý 22 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó 13 trường hợp vi phạm nồng độ cồn…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động