Thứ năm 09/01/2025 15:11

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 07/TB-VPCP ngày 8/1/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ ba Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là dự án có quy mô lớn, trải dài từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương. Ảnh minh họa
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là dự án có quy mô lớn, trải dài từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương. Ảnh minh họa

Theo Thông báo số 07/TB-VPCP, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, trải dài từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh (qua 20 tỉnh, thành phố), yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương. Mục tiêu của Dự án không chỉ đầu tư xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn để xây dựng, phát triển ngành công nghiệp đường sắt, đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống đường sắt tốc độ cao hiệu quả và an toàn.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý một số nội dung công việc các Bộ ngành, địa phương liên quan cần ưu tiên triển khai ngay. Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu:

Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao; rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực (số lượng, chuyên ngành đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào đạo,…); chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đào tạo theo đặt hàng của Chính phủ, trong đó nghiên cứu mô hình, phương thức đào tạo (trường đại học trong nước, nước ngoài và/hoặc kết hợp với đối tác (doanh nghiệp, Nhà thầu) sẽ hợp tác);

Xác định danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ, đặt hàng; nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp trong nước có năng lực kinh nghiệm để phối hợp, chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa (thi công xây lắp, hệ thống thông tín tín hiệu...); cơ chế lựa chọn nhà thầu phù hợp (đấu thầu, chỉ định thầu hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt);

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương tiến hành trước công tác giải phóng mặt bằng; nghiên cứu thành lập các Tổ công tác chuyên môn, trong đó có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia;

Bộ Giao thông vận tải khẩn trương kiện toàn mô hình Ban Quản lý dự án đường sắt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để chủ động tham mưu, phối hợp xử lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án cũng như tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành sau khi Dự án hoàn thành.

Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn quy định về nội dung, yêu cầu của thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay cho thiết kế cơ sở; hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán các gói thầu liên quan đến công tác khảo sát, lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi (theo thiết kế FEED); hướng dẫn áp dụng, sử dụng hệ thống định mức xây dựng, đơn giá, giá xây dựng công trình, sử dụng suất vốn đầu tư của các dự án, công trình đường sắt tương tự để lập tổng mức đầu tư dự án; hướng dẫn áp dụng mẫu Hợp đồng của Hiệp hội tư vấn quốc tế (hợp đồng FIDIC) để thực hiện các gói thầu thuộc Dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng tổ chức lựa chọn tư vấn thẩm tra để tiến hành thẩm tra, thẩm định song song với quá trình lập, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi;

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư để thực hiện Dự án, trong đó cần xác định rõ nhu cầu vốn, kế hoạch vốn, các loại nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, ODA, nguồn thu từ đất đai, xã hội hóa...) để có phương án, bố trí kế hoạch vốn phù hợp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu các nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho diện tích đất để thực hiện Dự án, đất vùng phụ cận ga đường sắt để tạo quỹ đất phát triển đô thị, nông thôn theo hướng tuyến giao thông (TOD), đất tái định cư, đất khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường...

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao và Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Chính phủ chủ động nghiên cứu, rà soát, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để triển khai thực hiện.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án tái cơ cấu và khả năng tham gia các khâu từ xây dựng, đầu tư sản xuất, vận hành, duy tu bảo dưỡng… phù hợp với điều kiện năng lực.

Đề xuất gần 184.000 tỷ đồng quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh
Phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng hiện đại
Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phải đồng bộ với Quy hoạch tổng thể đường sắt quốc gia
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»
Trao Giải Diên Hồng lần thứ ba cho 83 tác phẩm báo chí xuất sắc

Trao Giải Diên Hồng lần thứ ba cho 83 tác phẩm báo chí xuất sắc

Tối 5/1, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025, đúng vào dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.
Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 290-KH/TU về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội.
Đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nhân dịp đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".
Kế hoạch tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Kế hoạch tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Kế hoạch số 09/KH- UBND ngày 7/1/2025 về việc tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tập trung nguồn lực cao nhất chuẩn bị trình Quốc hội về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tập trung nguồn lực cao nhất chuẩn bị trình Quốc hội về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan việc thực hiệ
Quốc hội xem xét các luật, nghị quyết về sắp xếp bộ máy vào Kỳ họp tháng 2/2025

Quốc hội xem xét các luật, nghị quyết về sắp xếp bộ máy vào Kỳ họp tháng 2/2025

Ngày 7/1, tại phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV (dự kiến diễn ra vào tháng 2/2025). Kỳ họp sẽ xem xét, thông qua các nội dung cấp thiết nhằm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Bài 2: Hà Nội - Thành phố đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Bài 2: Hà Nội - Thành phố đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; qua đó thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của Thành phố.
Bài 1: Lời hiệu triệu mang tính thức tỉnh sâu sắc

Bài 1: Lời hiệu triệu mang tính thức tỉnh sâu sắc

Thông điệp về “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai.
Phấn đấu tăng trưởng hai con số

Phấn đấu tăng trưởng hai con số

Từ kết quả tăng trưởng GDP năm 2024 ước đạt 7%, mục tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025 không chỉ thể hiện quyết tâm của Chính phủ vượt qua thách thức mà còn là khát vọng vươn lên mạnh mẽ của đất nước trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động