Chủ nhật 28/04/2024 01:43

Ảnh

Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau khi làm mâm cơm cúng để tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời, người dân tiến hành hóa vàng mã khiến nhiều du khách nước ngoài thích thú và tò mò.
Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo
Theo tục lệ, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, sau khi làm mâm cơm cúng để tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời, người dân tiến hành hóa vàng mã. Để tiện cho người dân, các xe bán vàng mã liên tục xuất hiện trên các con đường phố cổ.
Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Theo ghi nhận của PV, trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, sau khi làm lễ cúng ông Công, ông Táo, người dân mang vàng mã ra trước cửa nhà để hóa.

Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Khắp phố phường của Hà Nội đều "đỏ lửa" ngày tiễn ông Công ông Táo về trời.

Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo
Nhiều du khách nước ngoài thích thú đứng nhìn hình ảnh người dân phố cổ đốt từng xếp vàng mã trước hiên nhà.
Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Đi qua các con phố, ngõ ngách tại Hà Nội, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh người dân đốt vàng mã, khói bay khắp phố.

Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Đa phần người dân đều có ý thức phòng tránh cháy nổ trong lúc hóa vàng, tất cả đều được cho ra xa một góc và đốt vào chậu.

Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Việc đốt vàng mã ngay trên vỉa hè, lòng đường khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn, nhất là khi vàng mã được đốt gần những phương tiện, vật dụng dễ bắt lửa.

Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Việc cúng ông Công ông Táo là tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam. Nhiều du khách nước ngoài tỏ ra khá tò mò về phong tục này.

Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo
Nhiều người cho biết, vì trong nhà chật chội, không có không gian nên phần lớn người dân phố cổ đều đốt vàng mã phía ngoài cửa.
Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Theo quan niệm tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Nhiều người không có điều kiện đi thả cá thường thay bằng bộ vàng mã và cá giấy thay cho cá thật.

Khách Tây thích thú xem người Hà Nội đốt vàng mã ngày ông Táo

Đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bên bếp lửa. Trong ngày ông Táo về trời, người Việt thường đốt vàng mã và thả cá chép với quan niệm từ bi, đồng thời mọi người cũng coi phóng sinh cá chép trong ngày này, cá sẽ hoá rồng (cá hoá long) vượt vũ môn làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.

Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động