Thứ hai 25/11/2024 11:12

Khách hàng không có nhu cầu vẫn được MobiFone "khuyến mãi" dịch vụ gia tăng?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Không có nhu cầu sử dụng nhưng một số dịch vụ gia tăng dưới dạng tin nhắn sms của MobiFone vẫn “gia hạn tự động” khiến chủ thuê bao di động trả tiền từ 2017 đến nay.
Khách hàng không có nhu cầu vẫn được MobiFone
Khách hàng không có nhu cầu nhưng MobiFone vẫn "gia hạn tự động" các dịch vụ gia tăng cho khách hàng? (Ảnh minh họa).

Mới đây, Pháp luật và Xã hội nhận được phản ánh qua đường dây nóng của ông P.T.T ở khu tập thể Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội về việc một số dịch vụ gia tăng ở thuê bao trả sau của ông.

Cụ thể, ông T sử dụng số điện thoại số 09034xxxxx dùng trả sau đã lâu và thời gian gần đây, ông chủ yếu nghe nhiều nhưng cước điện thoại của ông vẫn cao từ 200-400 nghìn đồng/tháng, trong khi cước thuê bao tháng chưa đến 50 nghìn đồng.

Nhận thấy bất thường, ông T đã đến trung tâm MobiFone ở Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội để yêu cầu in bảng cước điện thoại từ đầu năm đến nay.

Qua bảng cước điện thoại trong 7 tháng (từ tháng 1 đến tháng 7) số điện thoại của ông T có các nội dung ông không hề đăng ký là cước phí tin nhắn sms: Dịch vụ mkaraoke-MK, Dịch vụ Kenh1-dep, Dịch vụ Edumobi-HT. Hàng tháng các dịch vụ ở dạng tin nhắn này đã khiến ông T mất phí từ 100-300 nghìn đồng/tháng.

“Những dịch vụ này tôi không hề có nhu cầu dùng, nhà tôi không có trẻ con và tôi không hề đăng ký”, ông T nói.

Ông T cho biết thêm, sau khi phản ánh, ông đã có buổi làm việc với MobiFone, đại diện MobiFone cho biết, 3 dịch vụ gia tăng của ông, có một dịch vụ phát sinh từ năm 2017, một dịch vụ năm 2019 và một dịch vụ năm 2021.

“Đại diện MobiFone đã thừa nhận việc tạo ra các gói cước dịch vụ gia tăng là không đúng và nhận khuyết điểm, khắc phục hệ thống cũng như trình bày các biện pháp cần làm để các gói cước khác không xảy ra trường hợp tương tự của tôi.

Đại diện MobiFone xin khắc phục hậu quả bằng cách gửi lại chi phí phát sinh của tôi từ 2017 đến nay với 3 dịch vụ trên khoảng 5 triệu đồng”, ông T nói.

Cùng trao đổi với PLXH về vụ việc trên, anh Phạm Anh Tuấn, đại diện Công ty cổ phần truyền thông VMG, đơn vị cung cấp dịch vụ trong Edumobi-HT cho biết, dịch vụ Edumobi-HT là một cổng dịch vụ mở liên quan đến giáo dục của MobiFone. Cổng dịch vụ này cho phép các công ty cung cấp các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho người dùng có nhu cầu thông qua MobiFone.

Công ty Cổ phần truyền thông VMG có chương trình giáo dục phổ thông về các bài học từ lớp 4 đến lớp 11 qua cổng dịch vụ này. Ông T đã đăng ký dịch vụ của Công ty VMG với hình thức nhắn tin XN HT gửi 9285 vào thời gian là 10g55 phút ngày 25-4-2021. Sau khi đăng ký sẽ có một tin nhắn gửi về thông báo đã đăng ký thành công và truy cập vào đường link để xem nội dung gói dịch vụ vừa đăng ký. Đồng thời, tin nhắn báo về cũng hướng dẫn cách hủy đăng ký với gói dịch vụ đó.

“Gói ông T đăng ký là gói tự gia hạn theo ngày, mỗi ngày 5.000đ và không nhắn tin thông báo khách hàng gia hạn hàng ngày hay hủy mà sẽ thông báo theo tuần của MobiFone”, anh Tuấn thông tin.

Trao đổi qua điện thoại, đại diện MobiFone cho biết, đơn vị đã làm việc với khách hàng và giải thích với khách hàng về các dịch vụ gia tăng.

“Sau khi giải thích, khách hàng đã hiểu và thông cảm”, đại diện MobiFone thông tin.

Qua sự việc trên, ông T cho rằng MobiFone cần khắc phục lại tình trạng trên bởi dịch vụ kéo dài qua các năm và còn nhiều thuê bao khác cũng có thể gặp trường hợp như ông.

Cựu Phó tổng Giám đốc MobiFone được hưởng 2 năm tù treo Cựu Phó tổng Giám đốc MobiFone được hưởng 2 năm tù treo

Cuối giờ chiều 27-4, HĐXX phúc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết với các bị cáo có đơn kháng ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động