Thứ sáu 29/03/2024 13:58

Hủy niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC, cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán tháo?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) ông Trần Anh Đào vừa ký quyết định hủy niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC. Thị trường chứng khoán phiên sáng nay chịu áp lực xả hàng trên diện rộng. Trên thế giới, giá Bitcoin hôm nay tiếp tục tăng nhẹ...
Hủy niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC, cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán tháo?

Hủy niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC, cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán tháo?

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thông tin về việc hủy niêm yết đối với mã cổ phiếu FLC của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Theo đó, gần 710 triệu cổ phiếu FLC sẽ bị huỷ niêm yết. Quyết định do ông Trần Anh Đào, Tổng giám đốc HoSE ký và ngày hủy niêm yết có hiệu lực là 20/2/2023.

Lý do là Tập đoàn FLC vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Tình huống này thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm o khoản 1, Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.

Trước đó, HoSE đã ra quyết định chuyển cổ phiếu FLC từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch kể từ ngày 9/9/2022. Theo HoSE, FLC đã tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch theo quy định tại điểm C khoản 1 điều 41 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.

HoSE cho hay FLC chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên dù đã quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 31/12/2021, chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm nay.

Ngày 4/3 tới, FLC dự tính tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 năm 2023. Nội dung chính của cuộc họp bất thường lần này vẫn là để thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT của ông Đặng Tất Thắng - người đã có đơn từ nhiệm phó chủ tịch tập đoàn từ cuối tháng 7/2022 cũng như rời ghế chủ tịch kiêm tổng giám đốc Bamboo Airways. Đồng thời, tại đại hội đồng cổ đông bất thường này, FLC cũng sẽ bầu bổ sung thành viên HĐQT mới cho nhiệm kỳ 2021-2026.

Hiện HĐQT FLC nhiệm kỳ 2021-2026 chỉ bao gồm 4 thành viên là Chủ tịch HĐQT Lê Bá Nguyên, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Bùi Hải Huyền, Phó chủ tịch HĐQT Doãn Hữu Đoàn và thành viên HĐQT độc lập Lê Thái Sâm.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, bà Trần Thị Mỹ Dung - thành viên thứ hai và là người cuối cùng bộ phận Kiểm toán nội bộ Tập đoàn FLC - đã có đơn từ nhiệm chức vụ với lý do cá nhân. Trước đó, đầu tháng 1, FLC đã nhận được đơn từ nhiệm chức vụ phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ của ông Nguyễn Mạnh Cường với lý do tương tự. Như vậy, bộ phận kiểm toán nội bộ của FLC hiện không còn nhân sự nào.

FLC đã tổ chức họp đại hội đồng cổ đông lần 1 vào ngày 5/2 nhưng bất thành do không có đủ 50% số lượng cổ phần có quyền biểu quyết tham dự. Trong phiên họp này, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Bùi Hải Huyền là lãnh đạo duy nhất của công ty xuất hiện.

Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ từ lúc mở cửa đến khi hết phiên do áp lực xả hàng trên diện rộng. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM có thời điểm mất gần 25 điểm, sau đó hồi phục nhờ dòng tiền giải ngân ở vùng giá thấp. VN-Index chốt phiên tại 1.041 điểm, giảm hơn 12 điểm so với tham chiếu.

Bất động sản là một trong những nhóm ngành chịu áp lực bán tháo mạnh nhất với mức giảm bình quân 2,4%, trong khi VN-Index giảm 1,1%. Hầu hết cổ phiếu thuộc nhóm này giảm không dưới 3%, trừ AGG giữ nguyên giá tham chiếu và VRE ngược dòng thị trường tăng hơn 1%. NVL và VHM là hai đại diện của nhóm này trong danh sách những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung khi lần lượt giảm 6,9% và 2,2%.

Nhóm ngân hàng cũng bị nhà đầu tư bán mạnh, trong đó hai mã giảm hết biên độ là EIB, OCB và nhiều mã mất trên 3%. Dù vậy, nhóm này có hai trụ đỡ quan trọng là STB và BID khi lần lượt tăng 3,6% và 3,4% để giúp thị trường tránh một phiên giảm sâu.

Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, phiên giảm thứ ba liên tiếp càng khẳng định thị trường đang trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn. Việc để thủng vùng hỗ trợ 1.050 điểm trong phiên đầu tuần khiến rủi ro chỉ số giảm về 1.000 điểm trong những phiên tới, tăng lên.

Thanh khoản thị trường hôm nay xấp xỉ 10.500 tỷ đồng, tăng khoảng 2.000 tỷ đồng so với cuối tuần trước nhưng vẫn chưa phải mức cao. Rổ VN30 đóng góp chưa đến 4.000 tỷ đồng trong số này, cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa tha thiết "bắt đáy" dù giá nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh tương đối mạnh. VPB hôm nay đứng đầu về thanh khoản với 440 tỷ đồng, chênh lệch không đáng kể so với mức 410 tỷ đồng của mã xếp sau là STB.

Trong khi đó, các đồng tiền ảo khác lại diễn biến trái chiều: ETH giảm 1,4%; XRP giảm 2%, Cardano giảm 1,2% còn BNB tăng 0,7%, DOGE tăng 0,06%, SOL tăng 3%...Tổng vốn hóa thị trường tiền ảo giảm còn 1.013 tỷ đồng

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi các tin tức tiêu cực đang bao trùm ngành công nghiệp tiền ảo.

Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trình chính sách thắt chặt tiền tệ đã tạo sức ép lớn lên các nhà đầu tư đang nắm giữ tài sản rủi ro (trong đó có tiền điện tử và Bitcoin). Những diễn biến gần đây cho thấy Bitcoin đang đối diện với đợt giảm giá mạnh và có thể sẽ trở lại mốc 17.000 USD.

Trong khi đó, chiến lược gia JPMorgan chỉ ra chi phí sản xuất của Bitcoin như một cách để dự đoán đồng mã hóa này có thể giảm đến bao nhiêu. Cụ thể, chi phí sản xuất Bitcoin chủ yếu là điện năng vận hành các máy đào. Theo đó, họ cho biết: "Hiện tại, chi phí sản xuất ở mức 15.000 USD, nhưng có khả năng sẽ quay lại mức thấp nhất 13.000 USD như trong những tháng mùa hè".

13.000 USD là mức mà nhiều chuyên gia khác cũng đang dự đoán. David Adams - Giám đốc danh mục đầu tư của quỹ tài sản số King River cho biết đó là mức giá mà ông đang chờ đợi.

Hayden Hughes - CEO nền tảng giao dịch xã hội Alpha Impact - cho rằng chi phí sản xuất của Bitcoin có thể là 13.800 USD, do đó giá Bitcoin sẽ cần phải giảm xuống dưới 13.000 USD để bắt đầu tương thích với mức độ của những đợt giảm sắp tới.

Theo chuyên gia, trong vụ sụp đổ của Alameda Research và FTX, những tổ chức với bảng cân đối tài chính tốt hơn có thể giải cứu các công ty có vốn thấp và đòn bẩy cao trong ngành này.

Trong khi đó, một số chuyên gia khác lại khá bi quan về giá trị giao dịch của Bitcoin và dự đoán đồng tiền ảo này có thể giảm thêm. Với tình trạng lãi suất và lạm phát vẫn ở mức cao, kênh tài sản rủi ro có thể trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.

Cụ thể, các nhà phân tích của JPMorgan Chase & Co dự báo: “Mức giá sàn của Bitcoin có thể là khoảng 13.000 USD. Trong một nghiên cứu vào ngày 5/12/2022, ngân hàng Standard Chartered cho biết Bitcoin có thể giảm xuống mức thấp nhất là 5.000 USD”.

Nhiều cổ phiếu đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc
Chứng khoán ngày 17/1/2023: Nhiều cổ phiếu đồng loạt tăng trần
Những mã cổ phiếu nào trên HOSE không đủ điều kiện cấp margin trong quý 1/2023?
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động