Thứ ba 10/12/2024 18:50

Hơn 70% quần thể động vật hoang dã trên toàn cầu biến mất trong 50 năm qua

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo một báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) công bố, quần thể động vật hoang dã toàn cầu đã giảm hơn 70% trong vòng nửa thế kỷ qua. Đây là một con số đáng báo động, minh chứng cho sự suy giảm đa dạng sinh học với tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Hơn 70% quần thể động vật hoang dã trên toàn cầu biến mất trong 50 năm qua
Quần thể động vật hoang dã đang bị suy giảm nghiêm trọng trên toàn cầu trong vòng 50 năm qua. (Ảnh: ATX)

Dựa trên Chỉ số Sức sống Hành tinh (LPI), WWF đã theo dõi 35.000 quần thể thuộc hơn 5.000 loài, từ động vật có vú, chim, bò sát, đến cá và lưỡng cư. Kết quả cho thấy các quần thể động vật đã giảm tới 73% kể từ năm 1970, phần lớn do các hoạt động của con người như phá rừng, khai thác tài nguyên, và biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, khu vực Mỹ Latinh và Caribe ghi nhận sự suy giảm trầm trọng nhất, lên tới 95%, trong khi châu Phi giảm 76% và khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 60%.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm này bao gồm phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức, sự xuất hiện của loài xâm lấn, ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

Giám đốc phụ trách bảo tồn của WWF - Daudi Sumba nhấn mạnh rằng: “Đây không chỉ là sự mất mát của các loài động vật mà còn là sự suy thoái của các hệ sinh thái thiết yếu đối với sự sống của con người.”

Nếu các hệ sinh thái như Amazon tiếp tục bị tàn phá, không chỉ các loài động vật mà cả nhân loại sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến đổi không thể đảo ngược khi hệ sinh thái này chuyển từ “bể chứa carbon” sang “nguồn phát thải carbon.”

Ông Yann Laurans từ WWF Pháp cũng cảnh báo về thực trạng đáng báo động tại các đại dương, khi 40% sinh khối đại dương đã bị con người khai thác cạn kiệt. Các loài nước ngọt là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tiếp theo là các loài động vật có xương sống trên cạn và dưới biển.

Dù tình hình nghiêm trọng, báo cáo cho thấy tín hiệu tích cực tại châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ, nơi một số quần thể động vật đã ổn định hoặc thậm chí phát triển nhờ những nỗ lực bảo tồn và phục hồi môi trường. Điều này cho thấy rằng nếu được đầu tư đúng mức, công cuộc bảo tồn thiên nhiên vẫn có thể mang lại những kết quả tích cực.

Tổng Giám đốc WWF - Kirsten Schuijt tuyên bố rằng: “Mặc dù tình hình hiện tại vô cùng đáng lo ngại, tin tốt là chúng ta vẫn chưa vượt qua điểm không thể quay lại.”

Tổng Giám đốc WWF nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận đạt được tại COP15 ở Montreal (Canada) năm 2022 với cam kết bảo vệ 30% hành tinh trước năm 2030.

Báo cáo Sức sống Hành tinh của WWF nhấn mạnh tính cấp thiết của các hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự suy thoái không thể đảo ngược của thiên nhiên. Nếu không hành động ngay, hệ sinh thái toàn cầu sẽ đứng trước nguy cơ “điểm bùng phát” không thể phục hồi, gây ra những hậu quả khôn lường cho mọi sự sống trên Trái đất.

Nguy cơ các quốc đảo sẽ bị Nguy cơ các quốc đảo sẽ bị "nhấn chìm" vào năm 2100
Hội nghị BRICS 2024 thảo luận về kinh tế đa cực và hợp tác toàn cầu Hội nghị BRICS 2024 thảo luận về kinh tế đa cực và hợp tác toàn cầu
Vũ Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nga cương quyết giữ nguyên điều kiện đàm phán với Ukraine

Nga cương quyết giữ nguyên điều kiện đàm phán với Ukraine

Moscow tiếp tục nhấn mạnh lập trường không thay đổi về các điều kiện để khởi động đàm phán với Ukraine, trong bối cảnh căng thẳng chưa hạ nhiệt.
Nga đặt căn cứ tại Syria trong tình trạng báo động cao

Nga đặt căn cứ tại Syria trong tình trạng báo động cao

Nga đã nâng mức báo động tại các căn cứ quân sự ở Syria, đồng thời khẳng định thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân trong bối cảnh tình hình khu vực diễn biến phức tạp.
Sập tòa nhà 3 tầng lúc sáng sớm khiến 5 người tử vong

Sập tòa nhà 3 tầng lúc sáng sớm khiến 5 người tử vong

Ngày 8/12, các nhà chức trách cho biết ít nhất 5 thi thể đã được đưa ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà chung cư bị sập do hỏa hoạn ở thành phố La Haye của Hà Lan, khi nỗ lực cứu hộ bước sang ngày thứ hai.
Hàn Quốc ra lệnh bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun

Hàn Quốc ra lệnh bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun

Ngày 8/12, các công tố viên Hàn Quốc đã chính thức bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc phản quốc liên quan đến lệnh thiết quân luật do Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố vào tuần trước.
Nga duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục trong bối cảnh xung đột Ukraine leo thang

Nga duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục trong bối cảnh xung đột Ukraine leo thang

Tổng thống Vladimir Putin vừa phê duyệt ngân sách quốc phòng năm 2025 lên tới 126 tỷ USD (13,5 nghìn tỷ rúp), chiếm 32,5% tổng chi tiêu chính phủ. Đây là mức ngân sách cao nhất trong lịch sử Nga, vượt kỷ lục 98 tỷ USD của năm 2024.
Binh sĩ Ukraine đào ngũ: hệ lụy từ áp lực chiến tranh kéo dài

Binh sĩ Ukraine đào ngũ: hệ lụy từ áp lực chiến tranh kéo dài

Trong 10 tháng đầu năm 2024, số vụ án đào ngũ tại Ukraine tăng vọt, gần gấp đôi tổng số trong hai năm 2022 và 2023 cộng lại. Tình trạng này không chỉ làm lộ rõ sự kiệt quệ trong lực lượng quân đội Ukraine mà còn đặt ra bài toán khó giải quyết về nguồn nhân lực giữa cuộc chiến kéo dài.
Nhà thờ Đức Bà Paris chính thức mở cửa trở lại sau 5 năm

Nhà thờ Đức Bà Paris chính thức mở cửa trở lại sau 5 năm

Ngày 7/12, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame) chính thức mở cửa trở lại sau hơn 5 năm phục dựng từ vụ hỏa hoạn lịch sử. Buổi lễ khai mạc diễn ra đầy cảm xúc, mang thông điệp tri ân sâu sắc, đánh dấu sự trở lại của biểu tượng văn hóa và tôn giáo nổi tiếng toàn cầu.
Phát hiện chấn động: dấu chân 1,5 triệu năm hé lộ bí mật về tổ tiên loài người

Phát hiện chấn động: dấu chân 1,5 triệu năm hé lộ bí mật về tổ tiên loài người

Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện dấu chân hóa thạch của tổ tiên loài người cách đây 1,5 triệu năm tại địa điểm Koobi Fora, Kenya.
Biến đổi khí hậu khiến thế giới trở nên "quá nóng" đến mức nguy hiểm

Biến đổi khí hậu khiến thế giới trở nên "quá nóng" đến mức nguy hiểm

Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động, đưa thế giới đến ngưỡng nguy hiểm chưa từng thấy. Biến đổi khí hậu không chỉ diễn ra nhanh hơn dự đoán mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và con người.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động