Nguy cơ các quốc đảo sẽ bị "nhấn chìm" vào năm 2100
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhiều quần đảo sẽ bị "nhấn chìm" do nước biển dâng ngày càng nhanh. (Ảnh: TN) |
Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh rằng, hiện nay khoảng 900 triệu người trên toàn thế giới đang sinh sống tại các vùng ven biển thấp, đối mặt với mối đe dọa từ mực nước biển dâng cao.
Mực nước biển tăng đồng nghĩa với việc thủy triều và sóng bão ngày càng mạnh, kéo theo đó là nguy cơ xói mòn bờ biển và lũ lụt ngày càng gia tăng.
Tình trạng mực nước biển tăng đã diễn ra với tốc độ đáng báo động. Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), trong thế kỷ qua, khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm khoảng 1°C, mực nước biển đã dâng từ 160 đến 210 mm, với một nửa lượng nước dâng xảy ra kể từ năm 1993. Đây là hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu do hoạt động của con người, làm băng trên đất liền tan chảy và nước biển giãn nở vì nhiệt.
Liên Hợp quốc dự báo rằng các quốc đảo như Maldives, Tuvalu, quần đảo Marshall, Nauru và Kiribati sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, có khả năng không thể sinh sống được vào năm 2100. Nếu kịch bản này xảy ra, khoảng 600.000 người sẽ trở thành "tị nạn khí hậu không quốc tịch", mất đi cả quê hương và quốc gia của mình.
Tổng Thư ký Antonio Guterres đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ, kêu gọi các quốc gia cần có những hành động chính trị quyết liệt để đối phó với khủng hoảng khí hậu, ngăn chặn tình trạng này trở thành thảm họa tồi tệ.
Nếu không có các biện pháp khẩn cấp, thế giới sẽ phải đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng từ mực nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu.
Mỹ tiên phong xây dựng khách sạn in 3D đầu tiên trên thế giới Mới đây, tại bang Texas, Mỹ, lần đầu tiên trên thế giới một khách sạn hoàn toàn được xây dựng bằng công nghệ in 3D ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại