Thứ tư 24/04/2024 02:27

Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 20

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 17/5/2023, tại Hạ Long, đã diễn ra Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (SOM-DOC).
Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 20
Đại sứ Vũ Hồ nhấn mạnh, cần lấy các quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS làm “kim chỉ nam” cho các hoạt động trên Biển Đông.

Trước đó, các nước ASEAN đã họp điều phối lập trường. Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Hội nghị SOM DOC lần này được tổ chức sau gần hai năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, do Myanmar, nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, và Trung Quốc đồng chủ trì.

Tại Hội nghị, các nước tái khẳng định giá trị và tầm quan trọng của DOC đối với khu vực; theo đó, đánh giá cao một số kết quả tích cực trong thực hiện DOC thời gian qua, mặc dù khu vực phải chịu tác động sâu rộng của đại dịch.

Nhiều hoạt động hợp tác cụ thể đã được triển khai hiệu quả, đúng kế hoạch, trong đó có hợp tác bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, đối xử nhân đạo và công bằng đối với ngư dân, tìm kiếm và cứu nạn trên biển… Các nước cũng ghi nhận các hoạt động kỷ niệm 20 năm ký kết DOC được tiến hành trong năm 2022.

Bên cạnh đó, các nước cũng chia sẻ quan ngại về một số diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian qua, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven Biển Đông, theo đó nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc càng cần thực hiện DOC nghiêm túc, hiệu quả và đầy đủ tất cả các điều khoản của DOC.

Các nước cũng tái khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tôn trọng các nguyên tắc như thực hiện kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Hội nghị SOM DOC ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và trao đổi các định hướng cho tiến trình đàm phán COC do Nhóm Công tác về DOC (JWG DOC) thực hiện. Các nước cũng nhấn mạnh cần đạt được Bộ Quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, góp phần xây dựng lòng tin, tin cậy, quản lý hiệu quả hơn các sự cố trên Biển Đông.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ nhấn mạnh, Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, do đó việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này không chỉ là lợi ích và trách nhiệm chung của ASEAN và Trung Quốc, mà còn thể hiện trách nhiệm của hai bên đối với cộng đồng quốc tế.

Trước thực trạng tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, các hành động đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế vẫn tiếp diễn, Đại sứ đề nghị các nước phát huy “nói đi đôi với làm”, biến các cam kết chính trị thành các hành động cụ thể, phù hợp trên thực địa.

Trên tinh thần đó, Đại sứ nhấn mạnh, cần lấy các quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS làm “kim chỉ nam” cho các hoạt động trên Biển Đông. Trong khi đẩy mạnh các nỗ lực đạt được Bộ Quy tắc COC thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS, được cộng đồng quốc tế ủng hộ, các nước cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ mọi điều khoản của DOC. Nỗ lực này cũng sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC.

Kết thúc, Hội nghị đã nhất trí với đề xuất đăng cai Hội nghị SOM-DOC lần thứ 21 của Trung Quốc, dự kiến trong Quý IV/2023.

Nhật Bản đã đầu tư 6,6 tỷ USD vào tỉnh Thanh Hóa
ASEAN là tâm điểm của hàng loạt sáng kiến liên kết và kết nối khu vực
Sri Lanka mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Sau Phiên Khai mạc vào sáng 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tiếp tục với hai phiên toàn thể với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững” và “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm”.
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: Hành trình thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I năm 2024

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: Hành trình thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I năm 2024

Từ năm 2012 đến nay, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phối hợp cùng Quân chủng Hải quân tổ chức 05 Đoàn công tác của Đảng ủy Khối ra thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I. Đảng ủy Khối và các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trực thuộc Khối đã tích cực ủng hộ xây dựng các công trình đa năng, hỗ trợ các trang thiết bị thiết yếu phục vụ quân và dân trên huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-I gắn với nhiệm vụ giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới và hải đảo của Tổ quốc.
Thắt chặt hơn mối quan hệ với cơ sở

Thắt chặt hơn mối quan hệ với cơ sở

Chiều 23/4, tại UBND huyện Thạch Thất đã diễn ra hội nghị ký kết chương trình phối hợp về công tác thông tin, tuyên truyền giữa Báo Kinh tế & Đô thị và huyện Thạch Thất giai đoạn 2024 – 2025.
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động