Hành vi lợi dụng vấn đề tâm linh để lừa đảo sẽ bị xử lý ra sao?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐối tượng Hoàng khai nhận hành vi lợi dụng vấn đề tâm linh để lừa đảo tại cơ quan công an. Ảnh: H.T |
Công an huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn vừa bắt đối tượng Uông Huy Hoàng, SN 1987, trú tại xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội để điều tra hành vi lợi dụng vấn đề tâm linh để lừa đảo trên không gian mạng.
Đối tượng Uông Huy Hoàng khai nhận tại cơ quan Công an: do không có việc làm ổn định, mặc dù không có khả năng “làm bùa”, "giải trừ bùa ngải", "xem bói" nhưng lên các hội nhóm học cách làm lễ tâm linh, mua các tài khoản Facebook ảo, vào các hội nhóm "giải trừ bùa ngải - tâm linh" để tìm "con mồi" là những người có nhu cầu "làm bùa ngải" hay "giải trừ bùa ngải".
Hoàng đóng vai thầy bói, gặp người có nhu cầu sẽ giả vờ xem bói và đưa ra nhiều lý do như khắc tuổi, không hợp mệnh.... để dẫn dụ làm lễ giải trừ bùa. Tùy theo mức độ tin tưởng của bị hại, Hoàng ra mức giá từ 500.000 đồng đến 20 triệu đồng mỗi lần làm lễ. Bị hại sau khi chuyển tiền sẽ được hướng dẫn mua đồ lễ. Nếu gặp người rất mê tín, Hoàng yêu cầu cúng búp bê bằng vàng thật, tương ứng 1 đến 2 cây vàng, nếu không bùa ngải không linh nghiệm, ảnh hưởng xấu đến gia đình. Hoàng hứa sau khi cúng xong sẽ trả lại búp bê vàng và chỉ lấy tiền công. Sau khi bị hại chuyển tiền mua búp bê vàng, Hoàng đã sử dụng tiêu xài cá nhân và không trả lại.
Cơ quan Công an xác định từ tháng 7/2023 đến nay, đối tượng Uông Huy Hoàng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hơn 70 bị hại ở trong và ngoài nước với tổng số tiền là 900 triệu đồng.
Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý đối tượng theo đúng quy định của pháp luật. Ai là nạn nhân của đối tượng Uông Huy Hoàng đề nghị khẩn trương liên hệ với Công an huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn để phối hợp điều tra làm rõ.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi lợi dụng vấn đề tâm linh để lừa đảo trên không gian mạng có thể bị xử lý theo Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cụ thể, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Người vi phạm có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Bán tour du lịch online “ảo”, chiếm đoạt tiền tỷ | |
Lật tẩy hành vi đáng lên án của người phụ nữ ở Thái Bình | |
Lý do người phụ nữ ở Hà Đông mất số tiền 1,5 tỷ trong tài khoản |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại