Hành vi đốt pháo trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBắt quả tang các đối tượng tàng trữ số lượng lớn pháo nổ | |
Đốt pháo trong lớp, một học sinh bị dập nát bàn tay | |
Xử phạt đối tượng đốt pháo nổ đêm giao thừa |
Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng pháo có nêu rõ khái niệm phân loại về pháo, gồm pháo hoa và pháo nổ. Luật sư có thể chỉ rõ những dấu hiệu nhận diện cơ bản để người dân có thể phân biệt được, đặc biệt là loại pháo hoa mà người dân được phép sử dụng?
Pháo nổ là các loại pháo trong thành phần sản xuất có sử dụng thuốc nổ và khi sử dụng pháo này sẽ phát ra tiếng nổ hoặc có thể vừa phát ra tiếng nổ vừa phát ra tiếng rít và tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng trong không gian. Còn pháo hoa trong thành phần không có thuốc nổ, nên khi sử dụng chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng trong không gian chứ không phát ra tiếng nổ.
Đốt pháo hoa trái phép có thể bị xử lý hình sự (Ảnh minh hoạ) |
Chúng ta lưu ý, pháo hoa mới là đối tượng Nghị định 137 cho phép người dân được sử dụng. So với Nghị định số 36/2009 Nghị định 137 đã bổ sung 7 nhóm hành vi nghiêm cấm về quản lý và sử dụng pháo. Vậy cụ thể 7 nhóm hành vi này là gì thưa luật sư?
Nghị định 137 quy định rất rõ, rất cụ thể và khá cẩn thận về các hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể Điều 5 của Nghị định 137, hiện nay đã quy định 9 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng pháo.
Trong 9 nhóm này, có nhiều hành vi quy định mới so với nghị định 36. Ví dụ như các quy định về việc mang pháo, thuốc pháo trái phép vào hoặc ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam.
Hoặc quy định lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự an toàn xã hội liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản cũng quyền lợi hợp pháp của người dân, tổ chức của nhân dân.
Đối với người dân, tôi chỉ lưu ý nhóm hành vi bị cấm liên quan đến việc nghiên cứu, chế tạo sản mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo nổ, thuốc pháo. Nhóm hành vi này, theo Nghị định 137 quy định thì các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ mới được nghiên cứu, chế tạo sản xuất. Và chỉ các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng mới được phép kinh doanh các loại pháo hoa để bán cho dân.
Một nhóm hành vi nữa mà người dân cần phải biết là nghiêm cấm việc sử dụng pháo hoa là phương tiện để thực hiện các động cơ, mục đích xấu khác nhằm gây ảnh hưởng đến An ninh quốc gia, đến tính mạng sức khỏe tài sản và quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Cho nên từ tính chất, mức độ phạm pháp mà cá nhâm, hoặc pháp nhân thương mại sử dụng pháo hoa vi phạm quy định tại Điều 5 của Nghị định 137 hiện nay có thể bị xử lý hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hiện nay, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về sử dụng pháo được quy định như thế nào, thưa luật sư?
Nếu như trước đây, Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với hành vi, sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép chỉ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng thì nay tại Nghị định 144/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (có hiệu lực từ 1-1-2022) quy định hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng (tăng gấp 5 lần mức phạt cũ).
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo. Đặc biệt, mức phạt tiền từ 20-40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ. Ngoài ra, các hành vi về sử dụng pháo sẽ được xem xét trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tù lên đến 15 năm.
Tại Điều 17 Nghị định 137 quy định, đối với các cơ quan, tổ chức, cơ quan nhà nước thành lập một cách hợp pháp. Đối với cá nhân thì phải có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ mới được sử dụng pháo hoa. Vậy, luật sư giải thích rõ hơn quy định này của pháp luật?
Cơ quan, tổ chức như thế nào thì được coi là có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ? Trước hết, đó phải là cơ quan, tổ chức được Nhà nước thành lập hoặc thừa nhận. Đối với doanh nghiệp thì phải được cấp giấy phép hoạt động theo pháp luật quy định.
Đối với cá nhân, như thế nào là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự? Trước hết, đó là phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người từ đủ 18 tuổi trở lên này, phải là không thuộc trường hợp bị hạn chế, hoặc là bị mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ như không bị tâm thần, không bị bị tòa án tuyên bố là bị mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những đối tượng như vậy mới được sử dụng pháo hoa. Cho nên cần lưu ý là đối với trẻ em dưới 18 tuổi thì tuyệt đối không được sử dụng pháo hoa
Theo luật sư, để ngăn chặn triệt để tình trạng mua bán trái phép pháo nổ làm thế nào và đặt ra trách nhiệm như thế nào đối với cơ quan chức năng?
Chính quyền địa phương, đặc biệt là các cơ quan công an có thẩm quyền ở địa phương trước hết nên tuyên truyền, đặc biệt, báo chí cũng vào cuộc để tuyên truyền cho nhân dân biết về việc chỉ được sử dụng pháo hoa và mua tại cơ sở kinh doanh được phép bán pháo hoa.
Và cũng chỉ được sử dụng trong dịp lễ Tết sinh nhật, cưới hỏi, khai trương hoặc ngày kỷ niệm còn tất cả các trường hợp khác là không được phép. Cho nên, chính quyền các địa phương ở thành phố nên có sự giám sát chặt chẽ và kịp thời phát hiện các trường hợp mà manh nha sử dụng không đúng quy định của pháp luật về pháo nổ. Cùng đó, phát động trong Nhân dân, phát hiện ra hành vi sai trái, sai phạm để có thể tố giác đến các cơ quan chức năng qua đó, kịp thời ngăn chặn.
Xin cảm ơn luật sư!
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại