Thứ bảy 23/11/2024 05:40

Hàng loạt các nước châu Âu đối mặt với lạm phát kỷ lục

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong 2 tháng đầu năm, hàng loạt các nước châu Âu phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao do những tác động của giá năng lượng và thực phẩm.
Hàng loạt các nước châu Âu đối mặt với lạm phát kỷ lục
Lạm phạt tại hàng loạt các nước châu Âu vẫn đang tăng cao.

Theo đó, tại Pháp, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,2% từ mức 6,0% trong tháng 1, theo dữ liệu sơ bộ từ cơ quan thống kê INSEE. Trong đó, lạm phát lương thực tăng từ 13,3% lên 14,5%, giá dịch vụ tăng từ 2,6% lên 2,9%, trong khi giá hàng hóa sản xuất tăng nhẹ từ 4,5% lên 4,6%, với đợt giảm giá cuối mùa đông.

Đáng chú ý, báo cáo cho thấy giá năng lượng đã tăng kỷ lục lên mức 14% so với cùng kỳ tháng 2/2022.

Còn tại Anh, lạm phát giá thực phẩm tại Anh đã lên mức kỷ lục trong bối cảnh người dân nước này đang chật vật ứng phó với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Kết quả khảo sát của hãng Kantar đưa ra sau khi theo dõi giá cả của hơn 75.000 sản phẩm trong giai đoạn 4 tuần kết thúc vào ngày 19/2 cho thấy, giá cả đã tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi Kantar bắt đầu khảo sát vào năm 2008.

Lạm phát giá các mặt hàng nhu yếu phẩm là mối lo tài chính lớn thứ hai đối với người dân Anh, sau khi chi phí năng lượng leo thang.

Ước tính có khoảng 25% hộ gia đình đang gặp khó khăn về tài chính trong tháng 1, chỉ số dựa trên khảo sát gần 10.000 người tiêu dùng. Con số này tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh đã đạt đỉnh ở mức 11,1% trong tháng 10/2022 trước khi giảm xuống còn 10,1% vào tháng 1/2023.

Trong khi đó, ở Tây Ban Nha, quốc gia thành công trong việc kiềm chế tốc độ tăng giá trong nửa cuối năm 2022, lạm phát hiện đã tăng trong hai tháng liên tiếp tính theo năm.

Theo báo cáo của Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha (INE), giá tiêu dùng tăng 6,1% so với cùng kỳ. Dữ liệu sơ bộ cho thấy, giá điện và thực phẩm cao hơn là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng lạm phát này.

Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và năng lượng biến động, ở mức 7,7% so với cùng kỳ năm 2022, tăng từ mức 7,5% được ghi nhận vào tháng 1. Giá tiêu dùng, được cân đối để so sánh với các nước thuộc Liên minh châu Âu khác, đã tăng lên 6,1% trong tháng 2 so với mức 5,9% của tháng trước đó.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) Joachim Nagel đã cảnh báo trước đó rằng nước này vẫn có thể cần tăng lãi suất đáng kể sau tháng 3 do lạm phát vẫn còn quá cao.

Trong năm 2022, lạm phát toàn cầu đã lên mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ khi xung đột tại Ukraine khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt. Lạm phát hiện đang có dấu hiệu hạ nhiệt khi chi phí năng lượng giảm dần.

Châu Âu xem xét gói trừng phạt mới với Nga Châu Âu xem xét gói trừng phạt mới với Nga
Dịch cúm gia cầm có thể lây lan trên diện rộng Dịch cúm gia cầm có thể lây lan trên diện rộng
Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động