Thứ sáu 29/03/2024 18:16

Ảnh

Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa "chim sắt" trở lại bầu trời nội địa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước thông tin dự kiến có thể nối lại đường bay nội địa trong tháng 10-2021, các hãng hàng không Việt Nam thời gian này đang hoàn thiện việc bảo dưỡng đội tàu bay, rục rịch cho việc trở lại bầu trời.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Hàng không Việt Nam đã dừng đường bay nội địa từ ngày 19-7-2021 để thực hiện phòng chống dịch COVID-19. Trong thời gian từ đó tới nay, những tàu bay dành cho khai thác nội địa ở trong tình trạng xếp hàng và được chăm sóc, bảo dưỡng kĩ lưỡng.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi các địa phương xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đã phần nào được kiểm soát.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Trong văn bản này, tiếp thu kiến nghị của Thành phố Hà Nội (Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhất quán kiến nghị dừng các hoạt động bay thương mại đi đến Hà Nội); Cục Hàng không Việt Nam không tiến hành hỏi ý kiến UBND Thành phố Hà Nội.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Tuy nhiên, trong phụ lục, đối với các chặng bay từ các địa phương khác, Cục Hàng không Việt Nam vẫn đưa hành trình đến Hà Nội để chủ động xin ý kiến của các địa phương về việc nối chuyến với Hà Nội, để khi Hà Nội sẵn sàng sẽ tăng tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bay.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ, vận tải hàng không nội địa sẽ được khai thác trở lại theo 4 giai đoạn, áp dụng với các địa phương đã nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Trước những thông tin về việc đường bay nội địa được nối lại trong thời gian tới, các hãng Hàng không đã rục rịch cho kế hoạch đưa những chú chim sắt trở lại bầu trời. Ghi nhận của PV tại sân bay Nội Bài, hàng chục máy bay đang được bảo dưỡng tỉ mỉ, cẩn thận.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa

Theo anh Trần Quốc Dũng - Nhân viên kỹ thuật máy bay, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO), việc kiểm tra, bảo dưỡng động cơ máy bay là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian nằm sân vì ảnh hưởng của đại dịch, các tàu bay đều được bọc động cơ bằng vải bạt. Mục đích để ngăn ngừa các vật thể lạ bay vào trong động cơ.

Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
"Bạt che động cơ được gỡ bỏ khi tàu bay chuẩn bị khai thác trở lại. Các động cơ tàu bay sẽ phải trải qua một số công tác kiểm tra, bảo dưỡng và nổ máy thử để đảm bảo tính khả phi. Đối với tàu bay A350, phụ thuộc vào cấp độ bảo quản động cơ trong vòng 1,2 hay 3 tháng sẽ cần thời gian bảo dưỡng khác nhau. Ví dụ máy bay bảo quản trong 1 tháng thì cần ít nhất 2 ngày để bảo dưỡng trước khi đưa vào bay" - anh Dũng chia sẻ thêm.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Cá kỹ thuật viên hàng không đang kiểm tra ốc vít và sơn của động cơ tàu bay Airbus A350
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Hiện nay, tính riêng đội tàu bay của Vietnam Airlines đã có khoảng 35 chiếc đang được bảo quản tại sân bay Nội Bài.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa

Kiểm tra dây bảo hiểm của động cơ máy bay Airbus A321. Không phải là loại tàu bay lớn nhất của Vietnam Airlines, nhưng Airbus A321 là đội tàu bay đông đảo nhất với gần 70 chiếc, được khai thác chủ lực trên những đường bay tầm ngắn, tầm trung.

Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Anh Nguyễn Tiến Đô - Phó phòng Kỹ thuật, Trung tâm bảo dưỡng ngoại trường Hà Nội, Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO) cho biết, trong thời gian dừng bay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian bảo dưỡng ngoại trường giảm đi nhưng thời gian bảo dưỡng nội trường cho các tàu bay lại tăng lên do các yếu tố khách quan.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
"Với những tàu bay bảo quản lâu ngày, có nhiều bộ phận chi tiết cần được bảo dưỡng cẩn thận định kì theo tài liệu của nhà sản xuất. Tại sân bay Nội Bài, trung bình mỗi ngày có 6 máy bay phải bảo dưỡng định kì theo tuần, 2 tuần, có những máy bay phải nổ máy định kì 1 tháng/ lần" - anh Nguyễn Tiến Đô cho biết thêm.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa

Nhân viên kỹ thuật đang lắp lại một khối động cơ. Động cơ tàu bay có kích thước rất lớn nên khi di chuyển đi đại tu, phải tách nhỏ thành các phần khác nhau và lắp lại thành khối hoàn chỉnh sau đó. Động cơ trong hình là động cơ phản lực Rolls-Royce của máy bay Airbus A350 một trong những dòng máy bay lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với sức tải hơn 300 khách.

Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
"Quá trình bảo dưỡng khi còn bay thường lệ so với bây giờ rất khách nhau. Nếu như trước đây các tàu bay luôn trong tình trạng sẵn sàng bay, chỉ cần thời gian bảo dưỡng ngắn khoảng 1 tiếng trước và sau khi cất/hạ cánh thì nay phải mất ít nhất 2 ngày đối với những chiếc được bảo quản dưới 1 tháng. Với những tàu bay bảo quản trên ba tháng cần thời gian dài để bảo dưỡng ít nhất là 3 ngày" - anh Nguyễn Tiến Đô chia sẻ.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Trước thông tin đường bay nội địa sẽ được nối lại nhanh chóng, đội tàu bay ưu tiên đưa vào bảo dưỡng những chiếc bảo quản dưới 1 tháng để đưa vào hoạt động trước. Những tàu bay bảo quản trên 2 tháng sẽ được bảo dưỡng để đưa vào khai thác sau đó.
Hàng không Việt Nam rục rịch chuẩn bị đưa
Hàng không Việt Nam đã sẵn sàng để đưa tàu bay nhanh chóng trở lại bầu trời. Bên cạnh chuẩn bị kỹ thuật đảm bảo an toàn bay, các hãng vẫn áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch khi nối lại khai thác, như thường xuyên khử khuẩn tàu bay và trang thiết bị mặt đất, phục vụ khăn kháng khuẩn trên chuyến bay…
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động