Hà Nội: Xây dựng nền hành chính minh bạch
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDoanh nghiệp làm thủ tục hành chính tại bộ phận “Một cửa” Sở KH&ĐT Hà Nội. Ảnh:Thanh Hải |
Định kỳ hàng tháng, TP Hà Nội sẽ thực hiện việc khảo sát đo lường sự hài lòng tại các bộ phận trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với người dân, DN... TP cũng đã rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, công khai minh bạch các hoạt động kinh tế - xã hội và công tác cán bộ; quy trình, thủ tục giải quyết công việc.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; ngăn chặn biểu hiện “xin-cho”, giảm tình trạng “tham nhũng vặt”. Hà Nội cũng chọn những lĩnh vực nhạy cảm để kiểm tra, giám sát thường xuyên; kiên quyết xử lý các vi phạm, chuyển ngay sang cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật kinh tế, tham nhũng.
Việc các cấp, ngành, đơn vị thực hành nghiêm việc phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi, biểu hiện vi phạm đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử trong thực hiện công vụ và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức và công dân đã góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch.
Đặc biệt, nhiều đơn vị tại Hà Nội cũng đã có những cách làm hay như xây dựng bản cam kết duy trì thực hiện kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp với công việc được giao; không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tiêu cực. Tăng cường công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, chế độ; công tác cán bộ, nhất là trong bổ nhiệm, tuyển dụng.
Đồng thời, mọi hoạt động quản lý hành chính, đặc biệt là trong công tác thực hiện đầu tư; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được công khai, cùng với tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành… đã tạo điều kiện cho người dân giám sát, phòng ngừa các vi phạm.
Không chỉ ở cấp TP, để đẩy mạnh phòng ngừa tham nhũng, các đơn vị cũng đã tăng cường công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, chế độ; nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân. Đồng thời, tăng thêm các hình thức truyền tải, công khai những nội dung liên quan đến dân sinh như chương trình mục tiêu giảm nghèo; các nội dung thu - chi ngân sách; quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của quận, huyện, thị xã…
Tại nhiều quận, huyện, nhằm tăng sự tương tác giữa chính quyền với người dân, đã xây dựng trang "Chính quyền điện tử" trên ứng dụng Zalo, kết nối với Cổng dịch vụ công thực hiện các phần việc: nộp hồ sơ trực tuyến; trao đổi, hỏi đáp, phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính; đánh giá mức độ hài lòng...
Qua đó, để hiểu hơn việc người dân, DN vướng mắc gì, cần hỗ trợ gì trong giải quyết các thủ tục hay chưa hài lòng với thái độ của cán bộ, công chức. Đồng thời, tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét trong mối quan hệ giữa chính quyền với người dân, từ đó loại trừ những vi phạm phát sinh.
Hà Nội: Xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại