Hà Nội tổ chức lấy ý kiến góp ý Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội tổ chức lấy ý kiến góp ý Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) |
Kế hoạch nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện sơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước cùng phát triển.
Cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các cơ quan, người có thẩm quyền quy định vấn đề đó theo pháp luật hiện hành nhằm bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ về thẩm quyền ban hành văn bản. Đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, cần quy định tương ứng cơ chế để nâng cao trách nhiệm của Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền Thành phố.
Qua đó, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi; tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách phát triển Thủ đô.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ; chất lượng, thiết thực và tiết kiệm. Lấy ý kiến dưới hình thức đa dạng, thích hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân tham gia góp ý, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức lấy ý kiến.
Các hình thức cụ thể như: Tổ chức triển khai lấy ý kiến bằng văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công; Tổ chức hội nghị, hội thảo tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; Góp ý trực tiếp thông qua Cổng Thông tin của Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử của UBND Thành phố; hoặc thông qua các hình thức phù hợp khác.
Nội dung lấy ý kiến cho toàn bộ Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), gồm: phạm vi điểu chỉnh, bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã phối hợp với Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Sở Tư pháp tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý vào Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bằng các hình thức phù hợp.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại