Thứ bảy 28/09/2024 07:06

Hà Nội tiếp sức cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TP Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Ðể đạt được con số này, TP Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để "tiếp sức" cho cộng đồng DN công nghiệp hỗ trợ.
Hà Nội tiếp sức cho ngành công nghiệp hỗ trợ
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử của tập đoàn VinGroup tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) Ảnh: T.L

Số lượng DN công nghiệp hỗ trợ cao nhất cả nước!

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, những năm qua, cộng đồng DN công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực. Ðến nay, Hà Nội đã hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành, các nhóm DN chuyên doanh sản phẩm cơ khí tạo ra sức cạnh tranh cao như các khu cụm công nghiệp cơ khí liên kết ngành chuyên sâu về linh kiện cơ khí chính xác cho ngành điện tử, ôtô, xe máy.

Tính đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội đã có gần 1.000 DN công nghiệp hỗ trợ, với hơn 35% DN (tỷ lệ cao nhất cả nước) có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, Sở Công Thương Hà Nội cũng cho biết, các DN công nghiệp hỗ trợ vẫn còn gặp khó khăn về nguồn vốn và chính sách hỗ trợ. Các DN công nghiệp hỗ trợ đang gặp áp lực về đầu ra nên phải "vật lộn" với việc đầu tư sản xuất.

Do đó, để vừa có thể tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu vừa giữ được đơn hàng, đáp ứng về tăng trưởng xanh, các DN rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước.

Khắc phục điểm nghẽn, "tiếp sức" cho cộng đồng doanh nghiệp

TP Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 DN hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Ðể đạt được con số này, TP Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để "tiếp sức" cho cộng đồng DN công nghiệp hỗ trợ. Vừa qua, gần 250 gian hàng của các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước và nước ngoài đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương, ký kết các hợp đồng giao dịch tại "Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội năm 2024".

Các đơn vị đã tham gia trưng bày, giới thiệu tại hội chợ các sản phẩm có chất lượng, tính cạnh tranh cao, nằm trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ then chốt như linh kiện, phụ tùng, chế tạo, các sản phẩm gia công chính xác, máy công nghiệp các loại; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao...

Tham gia chương trình còn có gần 40 đơn vị mua hàng đến từ khắp các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới theo hai hình thức, trực tiếp và trực tuyến. Ðại diện các tập đoàn lớn như Samsung, Tiger, Electronics, TOTO, FUJI FILM… đã đến để tìm kiếm những đối tác, DN có thể hợp tác, sản xuất các sản phẩm, linh kiện phụ trợ đáp ứng yêu cầu.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, đây là hội chợ quy mô lớn về ngành công nghiệp hỗ trợ, được TP Hà Nội tổ chức thường niên từ năm 2017 đến nay. Thông qua chương trình, TP Hà Nội mong muốn tiếp sức, hỗ trợ DN công nghiệp hỗ trợ nói riêng và toàn ngành công nghiệp của TP Hà Nội nói chung quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, xuất khẩu, phát huy năng lực, thế mạnh để kết nối tham gia chuỗi liên kết - cung ứng trong vùng kinh tế Thủ đô, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong khu vực và thế giới.

Cùng với đó, Hà Nội đã tổ chức động thổ, khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 27 cụm công nghiệp trong tổng số 43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2018-2020, tạo mặt bằng thu hút các DN trong nước và nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

TP tổ chức các hoạt động kết nối DN tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế. Trong đó, thành phố chú trọng kết nối giữa DN Hà Nội với DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước có ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện công nghệ cao ngành hàng không vũ trụ, điện-điện tử, công nghệ thông tin… để thu hút hợp tác đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…

Theo bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội, trong đó, có 40% số DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Lực lượng này góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, đóng góp cho phát triển kinh tế Thủ đô và đất nước.

Theo bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội, với những bước phát triển nhanh chóng như vậy, Hà Nội có thể đạt mục tiêu đến năm 2025 có 1.000 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như kế hoạch đề ra.
GDP quý II tăng 6,93%, thể hiện rõ xu hướng phục hồi của nền kinh tế
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 7 tháng năm 2024 tăng 8,5%
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động