Thứ sáu 26/04/2024 05:54

Hà Nội: Tập trung số hóa sổ hộ tịch

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhằm kịp thời nắm bắt và xử lý các khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, UBND TP luôn quan tâm, chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức giao ban với các Phòng Tư pháp, định hướng các nhiệm vụ chuyên môn, trao đổi, rút kinh nghiệm và giúp công chức hạn chế những sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ.
Công dân thực hiện TTHC tại Bộ phận một cửa phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm
Công dân thực hiện TTHC tại Bộ phận một cửa phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm

Ứng dụng hiệu quả CNTT trong đăng ký, quản lý hộ tịch

Theo Sở Tư pháp TP Hà Nội, từ ngày 10/9/2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công, Một cửa điện tử TP. Đối với 3 thủ tục Đăng ký khai sinh, Đăng ký khai tử, Đăng ký kết hôn, có thể khai thác được 07/20 trường dữ liệu (Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Số CMND/CCCD, Nơi thường trú: Số nhà, xã phường thị trấn, quận huyện thị xã, tỉnh/TP). Đến ngày 07/11/2022 có 36.277 hồ sơ: Khai sinh: 20.096; Kết hôn: 10.720; Khai tử: 5.461.

Cổng dịch vụ công quốc gia, Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã chia sẻ, kết nối với Cổng dịch vụ công, Hệ thống Một cửa điện tử TP để thực hiện các thủ tục hộ tịch hàng ngày theo Bộ thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020 của Bộ Tư pháp và Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của UBND TP.

UBND các cấp đã trang bị máy tính, máy in, hệ thống Internet nhằm phục vụ cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; đồng thời giúp công chức tra cứu các văn bản hộ tịch cũng như nghiên cứu các thông tin phục vụ cho việc đăng ký và quản lý hộ tịch. Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện và UBND cấp xã đã trang bị máy tính, máy in, máy scan để phục vụ Nhân dân.

Trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch và xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, các cơ quan đăng ký hộ tịch đã được cấp tài khoản để thực hiện đăng ký hộ tịch cho công dân trên phần mềm hộ tịch. Công chức đã được tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm, sử dụng thành thạo, linh hoạt phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch đảm bảo kết nối dữ liệu hộ tịch với dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo chính xác, đầy đủ thông tin theo quy định của Luật Hộ tịch và bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch đã mang lại hiệu quả trong công tác cải cách hành chính, giảm thời gian thao tác, thuận tiện cho việc tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời đáp ứng về thời gian, giảm chi phí đi lại của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch.

Việc khai thác, sử dụng phần mềm đăng ký khai sinh đối với các trường hợp đăng ký khai sinh lần đầu dưới 14 tuổi kết hợp việc cấp số định danh cá nhân theo Luật Căn cước công dân được thực hiện thuận lợi và nhanh chóng.

5 quận, huyện đã số hóa sổ hộ tịch

Về việc số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử: UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến. Trong đó, có nội dung thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch. Phòng Tư pháp cấp huyện đã rà soát, tổng hợp số lượng sổ hộ tịch, số lượng thông tin hộ tịch cần số hóa.

Đến nay, có 05/30 quận, huyện đã số hóa sổ hộ tịch với tổng số: 1.823.384 trường hợp (quận Nam Từ Liêm: từ năm 1958 - 2019: 200.000 trường hợp; quận Hai Bà Trưng: từ năm 1956 - 2018: 501.363 trường hợp; quận Ba Đình: từ năm 1956 - 2019: 500.742 trường hợp; quận Hoàn Kiếm: từ năm 1956 - 2020: 402.518 trường hợp, huyện Ứng Hòa: từ năm 1968 - 2021: 200.761 trường hợp).

Cùng với đó, UBND các cấp quan tâm đến công tác quản lý, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí công việc, thực hiện chế độ chính sách và đào tạo bồi dưỡng công chức làm công tác hộ tịch, cụ thể: Công tác tuyển dụng công chức được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh tuyển dụng, công chức Tư pháp - Hộ tịch được bố trí đúng người, đúng việc, rõ trách nhiệm. UBND cấp huyện, UBND cấp xã kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch. Mỗi Phòng Tư pháp đều bố trí 01 lãnh đạo Phòng phụ trách hộ tịch và bố trí từ 01 đến 02 công chức làm công tác hộ tịch.

Đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn hầu hết đều có trình độ Cử nhân Luật, có phẩm chất chính trị, nghiêm túc trong công việc, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, tham mưu thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, có kỹ năng công nghệ thông tin… có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp và chứng chỉ tin học do Sở Thông tin và Truyền thông cấp.

Năm 2023, Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, nhất là các kỹ năng trong việc giải quyết, xử lý các tình huống và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch cho công chức. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu điện tử hộ tịch để phục vụ Nhân dân và phục vụ công tác quản lý Nhà nước.

Thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định. Đảm bảo kết nối, liên thông giữa cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch với CQCA trong quản lý và khai thác các thông tin, dữ liệu về hộ tịch, dân cư.

Hà Nội: Tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh Hà Nội: Tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh
Hà Nội tập huấn triển khai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” Hà Nội tập huấn triển khai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động