Hà Nội: sôi nổi hoạt động tuyên truyền pháp luật thông qua mô hình phiên tòa giả định tại trường học
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhiên tòa giả định được tổ chức tại Trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội sáng 21/10. Ảnh: Hoàng Đạt |
Hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật
Bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội chia sẻ, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giáo dục đào tạo ngày càng có chất lượng cao về tri thức. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục thì vấn nạn bạo lực học đường cũng đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục.
Khi nhắc đến báo lực học đường, chúng ta nghĩ ngay đến hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất và tinh thần của người học xảy ra tại các cơ sở giáo dục của các bạn học sinh vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có nhiều nguyên nhân xuất phát từ các hoạt động trao đổi, chia sẻ, bình luận trên không gian mạng.
Lãnh đạo Sở Tư pháp TP Hà Nội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cùng Ban Giám hiệu Trường THPT Phan Đình Phùng tham dự chương trình. Ảnh: Hoàng Đạt |
Hiện tượng bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn và bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực học đường đôi khi rất đơn giản như va chạm nhau trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Hành vi bạo lực học đường là hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, trái với luân thường đạo lý và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thân thể, đời sống tâm lý của học sinh và hình ảnh môi trường học đường.
Bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội phát biểu tại chương trình. Ảnh: Trần Hạnh |
“Nhằm đưa pháp luật vào đời sống để các em học sinh hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường, pháp luật về an ninh mạng, pháp luật về an toàn giao thông… xây dựng môi trường học đường an toàn, văn minh và văn hóa hơn, Sở Tư pháp TP Hà Nội và Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phối hợp số 80/STP-ĐLSTP ngày 25/9/2024 về tổ chức Phiên tòa giả định cho học sinh tại 4 trường THPT, THCS trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024, đây là họat động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11)”- Bà Phạm Thị Thanh Hương nhấn mạnh.
Mô hình “Phiên tòa giả định” là một trong những mô hình, sáng kiến hay, hiệu quả, thiết thực mà Đoàn Luật sư đã và đang triển khai trên địa bàn TP Hà Nội. Ảnh: Hoàng Đạt |
Theo đó, ngày 14/10/2024, Sở Tư pháp TP Hà Nội phối hợp với Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Hội đồng PBGDPL huyện Mỹ Đức, Trường THPT Mỹ Đức A, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật với mô hình phiên tòa giả định về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” cho toàn thể học sinh Trường THPT Mỹ Đức A.
Ngày 21/10/2024, Sở Tư pháp TP Hà Nội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Ban Giám hiệu Trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình tuyên truyền PBGDPL cho các em học sinh trong nhà trường thông qua mô hình phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật về bạo lực học đường.
Luật sư Nguyễn Văn Hà – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội giao lưu với học sinh. Ảnh: Bạch Dương |
Hiệu quả từ mô hình phiên tòa giả định
Phiên toà giả định được xây dựng dựa trên vụ án có thật các thông tin đã được mã hoá. Phiên toà được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục vụ án hình sự với Hội đồng xét xử, Viện Kiểm sát, Luật sư. Quá trình diễn biến phiên toà, việc tranh tụng được thực hiện khách quan theo sự điều hành của chủ tọa phiên toà.
Sau khi kết thúc phiên tòa, báo cáo viên, luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội và lãnh đạo Sở Tư pháp TP Hà Nội đã chia sẻ, đặt câu hỏi liên quan đến nội dung của Phiên tòa giả định vừa diễn ra để giao lưu với các em học sinh và trao những phần quà ý nghĩa khi các em học sinh có những câu trả lời đúng. Không khí trở nên rộn ràng khi các em học sinh hào hứng, sôi nổi giơ tay xin trả lời câu hỏi. Đa số các em học sinh tham dự phiên tòa giả định đều rất hứng thú và nắm được các kiến thức pháp luật về bạo lực học đường và pháp luật về an ninh mạng.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương chia sẻ kiến thức pháp luật và giao lưu với học sinh. Ảnh: Bạch Dương |
Luật sư Nguyễn Văn Hà – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: “Phiên tòa giả định ngày hôm nay là một chương trình mô hình tuyên truyền PBGDPL của Hà Nội và đặc biệt là công tác phối hợp của Sở Tư pháp TP Hà Nội và Đoàn Luật sư TP Hà Nội nằm trong kế hoạch tuyên truyền PBGDPL của TP hàng năm.
Năm 2024, Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Sở Tư pháp TP Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh mô hình này, bởi vì quá trình tuyên truyền PBGDPL đến với người dân mà đặc biệt là đối với đối tượng học sinh là rất cần thiết. Như chúng ta biết, cách thức tuyên truyền truyền thống rất nhiều kể cả mô hình Phiên tòa giả định cũng đã tuyên truyền rồi nhưng với cách thức tổ chức của đợt này thì chúng tôi có những điều chỉnh mới hơn để vẫn giữ được tính nghiêm minh của một mô hình đối với một phiên tòa. Nhưng đồng thời qua đó chúng tôi lấy từ những vụ việc thực tế chúng tôi mã hóa để trên cơ sở đó làm nội dung khi diễn vào Phiên tòa giả định.
Sau Phiên tòa giả định học sinh vô cùng hào hứng tham gia giao lưu kiến thức pháp luật với báo cáo viên và các luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Ảnh Bạch Dương |
Điều đặc biệt là sau khi tổ chức Phiên tòa giả định xong thì có chương trình giao lưu với học sinh nhằm bổ sung, bổ trợ cho tất cả các nội dung mà trong Phiên tòa giả định đã nêu ra mà học sinh chưa kịp cập nhật thì báo cáo viên và diễn giả căn cứu từ nội dung của Phiên tòa giả định đó bắt đầu truyền tải, đặt câu hỏi giao lưu đối với các bạn học sinh và chính vì vậy đã tạo ra hiệu quả của chương trình Phiên tòa giả định theo mô hình mới này.
Đây là một trong những nhiệm vụ mà Đoàn Luật sư TP Hà Nội tiếp tục đồng hành cùng với Sở Tư pháp TP Hà Nội và các Sở, ngành TP để triển khai sâu rộng tại các nhà trường đặc biệt là trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông trên địa bàn TP”.
Hầu hết các học sinh tham gia trả lời câu hỏi đều trả lời đúng và nhận được phần quà ý nghĩa từ chương trình. Ảnh Bạch Dương |
Cô Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ: “Chương trình nhằm mục đích tuyên truyền PBGDPL cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường và hưởng ứng Ngày Pháp luật. Đây là một trong những hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, chúng tôi muốn đưa tất cả những nội dung, những hoạt động giáo dục học, thông qua những hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm.
Phiên tòa giả định một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh tham dự chương trình. Một điều rất quý giá là Đoàn Luật sư TP Hà Nội thường niên hàng năm đã về Trường THPT Phan Đình Phùng để tham dự các buổi tuyên truyền PBGDPL”.
Phiên tòa giả định một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh tham dự chương trình. Ảnh Bạch Dương |
Bà Phạm Thị Thanh Hương mong muốn, thông qua Phiên tòa giả định hôm nay, các em học sinh sẽ hiểu biết pháp luật về an ninh mạng và phòng chống bạo lực học đường hơn để có nhận thức đúng, hành động đúng, góp phần đảm bảo an toàn, văn minh trong môi trường học đường và các em học sinh có thêm định hướng lựa chọn công việc trong tương lai của mình như làm Thẩm phán, công tố viên, điều tra viên, hay là luật sư.
Được biết, trong thời gian tới, Sở Tư pháp TP Hà Nội và Đoàn Luật sư TP Hà Nội tiếp tục thực hiện chuỗi hoạt động này tại trường ở học quận Hà Đông và quận Long Biên.
Hà Nội xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hạnh phúc |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại