Hà Nội: Nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức về phục vụ hành chính
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức về phục vụ hành chính |
Mục đích của kế hoạch này là tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý, phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức. Đồng thời, cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng về tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý phản ánh, kiến nghị tăng ở cả 4 chỉ tiêu thành phần, nâng tổng số điểm tỷ lệ chung đạt trên 85 điểm; cải thiện, nâng cao 3/4 chỉ số thành phần chưa có sự cải thiện, điểm số thấp.
Toàn Thành phố phấn đấu tỷ lệ hài lòng về tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý phản ánh, kiến nghị tăng cao, góp phần vào tỷ lệ hài lòng chung về sự phục vụ hành chính của thành phố năm 2022 tăng hạng cao so với năm 2021, chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức có sự cải thiện cả về tỷ lệ hài lòng chung và thứ bậc.
Để làm tốt nhiệm vụ trên, các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện kế hoạch trên phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các nội dung, tiêu chí trong kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của thành phố và các kế hoạch, chương trình cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của thành phố. Đánh giá đúng thực trạng, kết quả thực hiện các nội dung nhiệm vụ trong công tác cải cách thủ tục hành chính, việc thực hiện tiếp nhận, xử lý các phản ánh kiến nghị về quy định hành chính, thủ tục hành chính và các phản ánh, kiến nghị khác có liên quan để từ đó có những giải pháp, cách thức thực hiện hiệu quả.
Bên cạnh đó, xác định cụ thể các nội dung, công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai, thực hiện, nhằm đạt mục đích đề ra. Thành phố phấn đấu Chỉ số hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý phản ánh kiến nghị liên quan đến thủ tục hành chính tăng ít nhất 3-5% so với năm 2021 (năm 2021 là 79,73%).
Theo UBND thành phố, Hà Nội là đô thị lớn của cả nước với hơn 8,5 triệu người dân, hơn 335.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động. Vì vậy, nhu cầu về giải quyết thủ tục hành chính hằng ngày cho người dân, doanh nghiệp là rất lớn; các vấn đề liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính cũng được phản ánh, kiến nghị, góp ý lớn và tăng qua các năm (năm 2020 là 311 phản ánh, kiến nghị; năm 2021 là 1.795 phản ánh, kiến nghị và 6 tháng đầu năm 2022 là 619 phản ánh, kiến nghị).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại