Thứ sáu 22/11/2024 04:27

Hà Nội: Kết nối, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, triển lãm chuyên đề là nơi kết nối, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP trong nước và quốc tế. Đồng thời bảo tồn, giữ gìn giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị trường.
Triển lãm do Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội tổ chức. Mở cửa miễn phí cho khách tham quan từ 9-18 giờ hằng ngày từ nay đến hết tháng 7/2023 tại Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô (Số 176 Quang Trung, quận Hà Đông). Ảnh: T. Linh
Triển lãm do Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội tổ chức. Mở cửa miễn phí cho khách tham quan từ 9-18 giờ hằng ngày từ nay đến hết tháng 7/2023 tại Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô (Số 176 Quang Trung, quận Hà Đông). Ảnh: T. Linh

Chiều 4/7, Sở Công thương Hà Nội đã khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành khảm trai, sừng mỹ nghệ, thêu ren năm 2023.

Theo Sở Công thương Hà Nội, với quy mô khoảng 500m2, triển lãm giới thiệu hơn 400 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ gồm sản phẩm khảm trai, sừng mỹ nghệ, thêu ren tiêu biểu, đặc sắc, có giá trị thẩm mỹ cao được tạo ra từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, thợ giỏi Thủ đô. Đến với triển lãm, các nghệ nhân, cá nhân có cơ hội học tập, tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm khi kết nối với cộng đồng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, đưa các thiết kế vào sản xuất thực tế, đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là với thị trường xuất khẩu.

Đồng thời, được trải nghiệm quy trình sản xuất sản phẩm, tìm hiểu lịch sử về nghề khảm trai, sừng mỹ nghệ, thêu ren; tham gia các hoạt động quảng bá kết nối giao thương các sản phẩm khảm trai, sừng mỹ nghệ, thêu ren và các sản phẩm tiêu biểu khác.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, triển lãm chuyên đề là nơi kết nối, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP trong nước và quốc tế. Đồng thời bảo tồn, giữ gìn giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị trường.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, thông qua hoạt động này ngành Công thương Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp, làng nghề tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả sau dịch COVID-19, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi, phát triển nền kinh tế.

Để triển lãm được thành công, Sở Công thương đề nghị các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các chủ thể OCOP tham gia phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Qua đó giúp người dân, du khách hiểu rõ về giá trị lịch sử, văn hóa, tính nghệ thuật, giá trị… của mỗi sản phẩm qua hình thức trực tuyến và trực tiếp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong khuôn khổ triển lãm, Sở Công thương Hà Nội cũng giới thiệu với Sở Công thương Viêng Chăn (Lào) các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đưa đi tham quan, khảo sát thực tế tại một số cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp tại Hà Nội.

Hà Nội phê duyệt danh mục địa điểm cố định cho các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại
"Bà mối" kết nối các doanh nghiệp
Khai mạc Hội chợ Triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng - môi trường Hà Nội 2023
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động