Thứ ba 14/05/2024 02:05

Hà Nội đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 trên 60%

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TP Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu, tỷ lệ đô thị hoá dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60-62%, đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 65-75%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 30% vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 33-36% (cụ thể sẽ tiếp tục được xem xét trong quá trình nghiên cứu lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị TP).
Hà Nội đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 trên 60%
TP Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu, tỷ lệ đô thị hoá dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60-62%, đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 65-75%. Ảnh: Khánh Huy

UBND TP Hà Nội vừa triển khai Kế hoạch số 216/KH-UBND thực hiện chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn.

Kế hoạch này của Hà Nội đặt mục tiêu thực hiện chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội đã đặt ra những giải pháp để thực hiện các mục tiêu.

Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh

TP Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu, tỷ lệ đô thị hoá dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60-62%, đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 65-75%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 30% vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 33-36% (cụ thể sẽ tiếp tục được xem xét trong quá trình nghiên cứu lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị TP).

Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành 100% các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng, quy hoạch chi tiết các khu vực cải tạo, tái thiết các khu chung cư cũ, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị trên địa bàn TP; hệ thống các quy định, quy chế liên quan quản lý quy hoạch, kiến trúc; hoàn thành điều chỉnh các quy hoạch đảm bảo điều kiện phát triển các huyện thành quận.

TP cũng phấn đấu tỷ lệ đất giao thông đô thị (bao gồm giao thông tĩnh) trên đất xây dựng đô thị đến năm 2025 đạt từ 12%-15%, đến năm 2030 đạt tỷ lệ 15%-20%; Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt khoảng 30-35% đến năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 45-50%; Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đến năm 2025 đạt khoảng 7,8-8,1m2/người, đến năm 2030 đạt khoảng 12-14m2/người; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 31m2/người vào năm 2025, đến năm 2030 đạt 33m2/người.

TP sẽ cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các bệnh viện; trong đó, ưu tiên hoàn thành sớm 4 bệnh viện đa khoa lớn tại các cửa ngõ Thủ đô, hoàn thành chỉ tiêu 30-35 giường bệnh/vạn dân vào năm 2025. Phấn đấu tăng tổng số lượng giường bệnh của các cơ sở y tế (tại các trung tâm y tế chuyên sâu, bệnh viện đa khoa các cấp) đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 21.880 giường bệnh, đến năm 2030 khoảng 24.380 giường bệnh. Phấn đấu tỷ lệ số giường bệnh của các cơ sở y tế cấp đô thị trên 1.000 dân đến năm 2025 là 2,8 đến năm 2030 là 3,2 và tối thiểu 15 bác sĩ/10.000 dân; đồng thời gắn với việc phát triển nguồn nhân lực đảm bảo việc vận hành khi hoàn thành đầu tư.

Hà Nội đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 trên 60%
Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, Hà Nội cần tổ chức tốt vận tải hành khách và hàng hóa trong đô thị, quy hoạch và định hình các trung tâm logistic lớn cho Thủ đô để thay thế hệ thống logistic tự phát bằng phương tiện cá nhân đang phổ biến ở Hà Nội hiện nay. Ảnh: Khánh Huy

UBND TP phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD; đóng góp tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2025 là 17%, đến năm 2030 là 20%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đến năm 2025 là 25-30%, đến năm 2030 là 35-40%; tỷ trọng ngành công nghiệp văn hóa trong GRDP đến năm 2025 là 5%, đến năm 2030 là 8%; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 là 70%, đến năm 2030 là 80%. Thành phố phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.

UBND TP giao các sở ngành tập trung tổ chức quán triệt và thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng trong toàn xã hội, người dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị; triển khai và cụ thể hóa những chủ trương và giải pháp, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị để triển khai hiệu quả các nội dung đề ra.

TP Hà Nội cũng xác định sẽ hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Đẩy mạnh quản lý và phát triển đô thị, phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị.

Cần có hành lang pháp lý để hình thành một Quỹ đặc biệt cho Giao thông công cộng của TP

Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, để triển khai được các các định hướng lớn này, các giải pháp cụ thể sau đây cần được Hà Nội triển khai, thực hiện:

Thứ nhất cần giảm khối lượng giao thông tại khu vực nội thành với các giải pháp chính là: Hình thành các đô thị vệ tinh và dịch chuyển một phần các đơn vị, cơ quan, công ty, xí nghiệp khỏi nội thành; Quy hoạch xây dựng theo định hướng giao thông công cộng (TOD) để định hình, phân phối lại một cách hợp lý luồng giao thông trong đô thị.

Thứ hai là hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông - vận tải trong đô thị trong đó định hướng chung là phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, với cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, Bus, BRT; giảm phương tiện cá nhân; thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải. Trong đó cấp bách là nhu cầu xây dựng nhanh, hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị; luật hóa những chính sách hỗ trợ người đi bộ, người xe đạp và người khuyết tật trong giao thông đô thị.

Hà Nội đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 trên 60%
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực nội đô lịch sử có dân số tính toán là 800.000 người, tổng diện tích khoảng trên 3.800ha, với chỉ tiêu đất đô thị 100m2/người. Tuy nhiên, hiện nay chỉ tiêu này mới đạt được khoảng 45m2/người. Ảnh: Khánh Huy

Thứ ba cần tổ chức giao thông hiệu quả trên nền tảng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.

Thứ tư là hoàn thiện cơ chế tài chính huy động được các nguồn lực trong nước, ngoài nước, nhà nước, xã hội hóa đầu tư cho các dự án giao thông và cơ chế thực hiện các dự án giao thông đặc thù cho Hà Nội.

Thứ năm là: Tổ chức tốt vận tải hành khách và hàng hóa trong đô thị, quy hoạch và định hình các trung tâm logistic lớn cho Thủ đô để thay thế hệ thống logistic tự phát bằng phương tiện cá nhân đang phổ biến ở Hà Nội hiện nay.

Cùng với đó cần có hành lang pháp lý để hình thành một Quỹ đặc biệt cho Giao thông công cộng của TP Hà Nội để tập trung các nguồn lực tài chính từ xã hội vào Quỹ này và tạo ra được nguồn đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển chính sách giao thông và tài trợ cho việc vận hành hệ thống giao thông công cộng cho TP. Theo kinh nghiệm của các siêu đô thị tại châu Á (Seoul, Tokyo), nguồn thu từ quỹ này hình thành từ một phần nhỏ trong thuế nhiên liệu, thuế ô-tô và nguồn thu từ phí gây tắc nghẽn giao thông. Ở Thủ đô Hà Nội, việc thu phí còn có thể áp dụng cho việc thu phí vận tải của các phương tiện siêu trường, siêu trọng cần cấp phép đặc biệt khi lưu thông trong đô thị. Sự vận hành của quỹ này có thể được chấm dứt sau khi vấn nạn về tắc đường, ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông đã được giải quyết.

Giao HĐND TP Hà Nội quy định cụ thể một số chính sách phát triển đô thị thuộc Thủ đô

Theo TS. Nguyễn Thành Luân - Trường ĐH Thủy lợi, khu vực các quận nội đô Hà Nội như Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng đang tồn tại nhiều khu dân cư có mật độ xây dựng rất cao, khiến không gian sống bị đóng kín, chật chội. Điều kiện nhà ở không đạt chuẩn cùng với sự thiếu hụt những công trình công cộng, dịch vụ xã hội đã tác động không nhỏ đến chất lượng sống của người dân.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực nội đô lịch sử có dân số tính toán là 800.000 người, tổng diện tích khoảng trên 3.800ha, với chỉ tiêu đất đô thị 100m2/người. Tuy nhiên, hiện nay chỉ tiêu này mới đạt được khoảng 45m2/người. Dân số nội đô lên tới hơn 1,3 triệu người. Tình trạng gia tăng dân số cũng dẫn đến mất cân bằng về giao thông, hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Thực tế cũng cho thấy, cùng với quá trình thực hiện một số dự án cải tạo, mở rộng hai bên tuyến đường đi qua 4 quận trung tâm như đường Vành đai 1, Vành đai 2… nhiều công trình nhà ở mọc lên mà không có sự thống nhất trong tổ chức không gian, khoảng lùi, kiến trúc, sử dụng vật liệu, trang trí mặt ngoài… làm mất mỹ quan đô thị. Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng phát triển kiến trúc cảnh quan xanh, văn minh, hiện đại cũng chưa đạt yêu cầu.

Với mục tiêu phát triển đô thị, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị khu vực nội đô lịch sử theo hướng bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống, trên cơ sở kế thừa một số nội dung của Điều 163, Điều 94 Luật Thủ đô năm 2012, Điều 30 Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã có quy định một số chính sách đặc thù về phát triển đô thị và cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, cụ thể:

Giao HĐND TP Hà Nội quy định cụ thể một số chính sách phát triển đô thị thuộc Thủ đô (đây là Điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012) như: quy định chính sách cải tạo, xây mới nhà ở cũ, nhà nhiều hộ xuống cấp, chung cư cũ, chỉnh trang nhà ở các ô phố và niên hạn sử dụng các nhà chung cư cao tầng; Sử dụng vốn từ ngân sách của TP Hà Nội hoặc từ Quỹ Đầu tư phát triển TP để lập quy hoạch, đầu tư xây dựng, cải tạo các nhà ở cũ có một chủ sở hữu là Nhà nước… Trong đó có chính sách phát triển các thành phố thuộc TP Hà Nội và đô thị vệ tinh, đô thị mới, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), cơ chế chia sẻ lợi ích của nhà đầu tư với nhà nước và người dân.

Giao HĐND TP Hà Nội quy định về chính sách, lộ trình giãn dân ở khu vực quận lõi, khu vực nội đô lịch sử; cơ chế khuyến khích, ưu đãi cải tạo, trùng tu, bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, lịch sử; chính sách đầu tư, phát triển các khu dân cư mới, cơ chế hỗ trợ, đền bù để bố trí định cư cho các hộ dân di dời; cơ chế khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết nhà ở phố cổ, phố cũ, thiết kế đô thị; cải tạo, trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, lịch sử; khuyến khích đối tác công tư, xã hội hoá trong cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; biện pháp khuyến khích khai thác hiệu quả, bền vững công trình văn hoá, lịch sử, không gian công cộng. Đặc biệt là giao HĐND TP Hà Nội quy định việc thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh tế đô thị; hoán đổi vị trí, chức năng của ô đất tại quy hoạch chi tiết trong khu vực nội đô lịch sử để tái cấu trúc, tái khai thác các nguồn lực có giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử ở khu vực nội đô lịch sử.

Cho phép đấu thầu cho thuê biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước để kinh doanh du lịch, dịch vụ văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực; đấu giá biệt thự cũ gắn với cam kết về giữ gìn, tôn tạo công trình và giao UBND TP Hà Nội quy định cụ thể; thành lập Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội.

Ngoài ra, để tạo sự chủ động, linh hoạt cho TP Hà Nội trong việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị, trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 10 Luật Thủ đô năm 2012, khoản 3 Điều 22 Dự thảo Luật phân quyền mạnh hơn cho TP Hà Nội so với Luật Kiến trúc, theo đó, giao UBND chủ động trong việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp quản lý không gian đô thị, không gian ngầm, kiến trúc, cảnh quan, vùng di sản đối với khu vực nội đô lịch sử, khai thác cảnh quan Sông Hồng và các trục cảnh quan: Hồ Tây - Ba Vì, trục Nhật Tân - Nội Bài, trục Ba Sao - Tam Chúc, trục Bắc - Nam; các nguyên tắc và điều kiện xây dựng riêng trong khu vực nội đô lịch sử và các đô thị của Hà Nội về giảm phát thải, bảo vệ môi trường.

Để ngành công nghiệp hỗ trợ Thủ đô Hà Nội phát triển bề vững Để ngành công nghiệp hỗ trợ Thủ đô Hà Nội phát triển bề vững
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội: phấn đấu đảm bảo 100% các giao dịch không dùng tiền mặt tại bộ phận Một cửa

Hà Nội: phấn đấu đảm bảo 100% các giao dịch không dùng tiền mặt tại bộ phận Một cửa

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã ký ban hành Công văn số 1426/UBND-KSTTHC ngày 10/5/2024 về việc triển khai thực hiện phương thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại các Bộ phận Một cửa trên địa bàn TP.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng ngay việc tổ chức giải Poker nếu chưa thực hiện đúng quy trình

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng ngay việc tổ chức giải Poker nếu chưa thực hiện đúng quy trình

Ngày 13/5, Văn phòng UBND TP Hà Nội có văn bản số 5581/VP-TTĐ về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về tổ chức giải WTP VietNam2024 tại Hà Nội.
Mưa to khiến bức tường đổ, 3 cháu bé tử vong

Mưa to khiến bức tường đổ, 3 cháu bé tử vong

Do ảnh hưởng của mưa to, lượng nước lớn đã khiến bức tường của khu vui chơi bị đổ khiến 3 cháu bé bị vùi lấp và tử vong.
Mở rộng đường Láng đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu

Mở rộng đường Láng đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu

Những ngày gần đây, thông tin mở rộng tuyến đường Láng khiến người dân quan tâm. Về vấn đề này, Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội cho biết, đơn vị đang nghiên cứu lập đề xuất chủ trương đầu tư và các thông tin hiện nay mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu.
Phát triển chiếu sáng đô thị hiệu quả và bền vững

Phát triển chiếu sáng đô thị hiệu quả và bền vững

Chiếu sáng công cộng là nhu cầu tất yếu trong một đô thị hiện đại, nhằm đảm bảo các hoạt động của đô thị được diễn ra an toàn, đảm bảo trật tự an ninh đô thị, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, làm đẹp cảnh quan môi trường và góp phần định vị bản sắc riêng cho đô thị.
Hà Nội: thông xe cầu vượt tại nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

Hà Nội: thông xe cầu vượt tại nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

Từ hôm nay (6/5), hai nhánh cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch chính thức thông xe sau hơn một năm thi công, được kỳ vọng giải quyết tình trạng ùn tắc ở khu vực này.
Dự báo thời tiết ngày 14/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng 30-32 độ

Dự báo thời tiết ngày 14/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng 30-32 độ

Dự báo thời tiết ngày 14/5, Hà Nội có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất: 23-25 độ. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 13 đến ngày 23/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 13 đến ngày 23/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 13/5 đến ngày 23/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ mưa rào và dông, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ mưa rào và dông, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có mưa to. Trong khi đó, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Học sinh Hà Nội hào hứng với Hội thi STEM thành phố năm 2024

Học sinh Hà Nội hào hứng với Hội thi STEM thành phố năm 2024

Hội thi STEM TP Hà Nội vừa được tổ chức quy mô và hấp dẫn tại Trường THCS Thăng Long. Tham gia sân chơi bổ ích này là 200 học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS, các CLB trên địa bàn TP.
Luật sư lên tiếng về vụ IDP Việt Nam và Hội đồng Anh cấp hơn 140.000 chứng chỉ sai quy định

Luật sư lên tiếng về vụ IDP Việt Nam và Hội đồng Anh cấp hơn 140.000 chứng chỉ sai quy định

Theo tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), giảng viên Luật Trường ĐH Thủy Lợi, việc số lượng lớn chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được xác định là cấp sai quy định khiến rất nhiều phụ huynh và học sinh, sinh viên lo lắng trong những ngày qua. Vấn đề này cần phải xem xét trách nhiệm của các bên liên quan và đảm bảo quyền lợi cho các học viên, tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra.
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cả nước có hơn 1.067.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, tăng cao hơn so với năm 2023.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động