Hà Nội: đảm bảo thị trường sạch cho Tết Giáp Thìn 2024
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKhông nên có thói quen mua và tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết, tránh đồ ăn dễ bị hỏng lại mất ngon và lãng phí (Ảnh chụp tại Siêu thị Vinmart). Ảnh: Nguyễn Vũ |
Người dân nên chọn “Mua sắm thông minh”
Để vui Tết trọn vẹn, phòng tránh ngộ độc, người tiêu dùng nên lựa chọn nguyên tắc mua sắm thông minh, ăn uống hợp lý không nên có thói quen mua và tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết tránh đồ ăn dễ bị hỏng lại mất ngon và lãng phí.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng khuyến cáo: trong những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn, người dân không nên giữ thói quen tích trữ thực phẩm, mà nên mua đến đâu sử dụng hết đến đó. Đặc biệt, người dân không nên ham rẻ mà mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn để tích trữ. Trong tủ lạnh không nên chứa quá nhiều thực phẩm, không để lẫn thực phẩm sống, chín sẽ dễ gây nhiễm chéo. Ngoài ra, nhiệt độ tủ lạnh bảo quản phải phù hợp để không làm biến chất thực phẩm. Người dân nên chế biến chín và hạn chế ăn các thực phẩm tái, sống.
Theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hóa chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh ATTP là các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Phó Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT Đào Văn Thanh chia sẻ: qua kiểm tra thực tế trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ lại có thể gây ra những nguy cơ lớn đối với tình trạng mất an toàn thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Khi đến kiểm tra lực lượng chức năng nhận thấy, ý thức, kiến thức của người sản xuất, người kinh doanh về an toàn thực phẩm tại các cơ sở nhỏ lẻ còn hạn chế.
Thêm vào đó, vì lợi nhuận, họ cũng bất chấp các quy định về an toàn thực phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của người dân. Hà Nội là TP đông dân với số lượng lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm lớn. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không chỉ tập trung vào mỗi đợt cao điểm như dịp Tết.
Khó kiểm soát hàng xách tay, hàng bán online
Những ngày cận Tết, nguồn thực phẩm từ các tỉnh đổ về Hà Nội càng nhiều, kéo theo nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Đặc biệt, người dân cần lưu ý khi mua hàng, hàng nhập khẩu "xách tay" nhưng thực ra lại đang tiêu thụ hàng giả, hàng “tẩy date”.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Dương Mạnh Hùng cho biết: trong thời gia ra quân triển khai đượt cao điểm cho Tết số sản phẩm bị thu giữ và tiêu hủy chủ yếu là thực phẩm đông lạnh, xuất xứ từ nước ngoài, không có giấy kiểm dịch và không được cấp phép nhập khẩu. Đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bao gói sẵn, phương thức thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi. Lực lượng chức năng tiến hàng nhiều hình thức kiểm tra thấy có những trường hợp thực phẩm đã “hết date” nhưng chủ cơ sở không tiêu hủy.
Thậm chí, không loại trừ khả năng có hiện tượng sản phẩm được “tẩy date”. Trong thời gian này cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra đột xuất thị trường cung ứng các mặt hàng thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm...
Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Đỗ Hồng Trung cũng đề nghị các lực lượng chức năng như hải quan, CA, quản lý thị trường trên địa bàn TP Hà Nội cần tăng cường phối hợp để tổ chức đấu tranh có hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong nội địa.
Góp phần vào cung ứng nguồn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chợ online (trực tuyến) rất sôi nổi, chủ yếu đang hoạt động trong các khu chung cư. Hàng hóa bán trên chợ online rất phong phú, như bánh kẹo, rượu, hoa quả, giỏ quà tặng từ hàng Việt đến ngoại nhập... Đặc biệt, nhiều mặt hàng được chào bán dưới mác quà quê, đặc sản vùng miền kèm những lời mời chào hấp dẫn.
Người mua hàng rất ít quan tâm đến nguồn gốc xuất, hạn sử dụng... Chị Hà Thị Lan, Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: mua hàng online tiện lợi nhưng để mua được hàng đúng như giao trên trang thì thật là khó. Vì điều kiện ít thời gian nhất là dịp cuối năm nên vẫn phải mua để có cái sử dụng. Vì thế rất mong cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt để kênh thương mại điện tử hoạt động đúng, đảm bảo cho người tiêu dùng.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: thời gian qua, TP đã chú trọng xây dựng chính sách quản lý, phát triển hoạt động thương mại điện tử phù hợp, hỗ trợ kết nối nhanh giữa người sản xuất, người bán với người mua…
Năm 2024, ngành công thương Hà Nội sẽ triển khai có hiệu quả lĩnh vực thương mại điện tử qua việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý, DN trên địa bàn. Triển khai các sự kiện thường niên nhằm tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử; tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng hàng hóa trên môi trường kinh doanh mạng, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Đào cổ phủ rêu giá bạc triệu thu hút người Hà Nội | |
Bình ổn giá thị trường Tết Nguyên đán 2024 | |
Hà Nội: triển vọng thị trường bất động sản bán lẻ năm 2024 sẽ diễn biến thế nào? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại