Thứ ba 23/04/2024 15:19

Hà Nội: Đảm bảo ATTP tại chợ truyền thống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong năm 2023, TP Hà Nội đặt ra mục tiêu 100% các chợ được giám sát, lẫy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm; 100% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,... để thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm.
Nhằm giám sát chặt chẽ ATTP, đến nay đã có 310/454 chợ trên địa bàn TP đã được phê duyệt phương án bố trí sắp xếp ngành hàng.(ảnh: Văn Biên)
Nhằm giám sát chặt chẽ ATTP, đến nay đã có 310/454 chợ trên địa bàn TP đã được phê duyệt phương án bố trí sắp xếp ngành hàng. Ảnh: Văn Biên

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có 454 chợ, gồm 15 chợ hạng 1; 65 chợ hạng 2; 311 chợ hạng 3 và 63 chợ chưa phân hạng. Ngoài ra, có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối phía Nam ở quận Hoàng Mai và chợ đầu mối Minh Khai ở quận Bắc Từ Liêm); 4 chợ hoạt động mang tính chất đầu mối (chợ Long Biên, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ cá Yên Sở, chợ đêm Văn Quán).

Thực phẩm tiêu thụ tại các chợ truyền thống chủ yếu là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản, rau quả, ngũ cốc và kinh doanh đồ ăn chín, dịch vụ ăn uống. Tỷ trọng cung cấp hàng hóa thực phẩm chiếm bình quân khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô.

Tại các chợ truyền thống hiện nay, tình trạng bày bán sản phẩm không khoa học. Các quán, hàng ăn vặt như bún đậu, xôi, chè... có thể xen lẫn với bất cứ gian hàng bày bán các loại hàng khác như quần áo hay đồ gia dụng.

Do thói quen đã hình thành từ lâu nên hầu hết người bán hàng đều không dùng găng tay nilon khi chế biến đồ ăn cho khách; hầu hết các hàng bán thực phẩm chín trong chợ không bảo đảm yêu cầu có tủ kính, có nắp che...

Tình trạng gia cầm tươi sống được bày bán bên cạnh các gian hàng bán đồ ăn chín, đồ chế biến sẵn vẫn tồn tại, bất chấp các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo Kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP Hà Nội trong năm 2023, TP đặt ra mục tiêu 100% các chợ được giám sát, lẫy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm.

Kế hoạch được triển khai với mục tiêu hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ hoàn thiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và quy định tại Đề án để được cấp biển nhận diện theo chỉ tiêu đề ra; xây dựng, lắp đặt nhà trạm phục vụ xét nghiệm nhanh đối với các thực phẩm kinh doanh tại chợ.

TP Hà Nội cũng phấn đấu đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, bố trí khu vực sản xuất kinh doanh tại các chợ trên địa bàn TP để đáp ứng các yêu cầu, quy định về an toàn thực phẩm.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có). Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh giao thương, kết nối các sản phẩm thực phẩm an toàn của Hà Nội và các tỉnh, TP về tiêu thụ tại Hà Nội và tại hệ thống chợ.

Theo Kế hoạch, TP đặt ra mục tiêu 100% các chợ được giám sát, lẫy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm; 100% cơ sở mở hệ thống sổ sách, ghi chép,... để thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm. Tỷ lệ thực phẩm được giám sát, lấy mẫu tại các chợ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm giảm 50% so với thời điểm chưa thực hiện Đề án. Xây dựng, lắp đặt nhà trạm xét nghiệm nhanh thực phẩm tại chợ và tổ chức vận hành (phấn đấu mỗi phường xã xây dựng tối thiểu 1 nhà trạm tại chợ).

Tối thiểu 60% các chợ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư và 100% chợ xây dựng mới đáp ứng các tiêu chí chợ bảo đảm an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.

100% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và phù hợp với loại hình, mặt hàng sản xuất, kinh doanh; 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Giấy xác nhận cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.

Theo ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, để kiểm soát tốt hơn hàng hóa tại các chợ truyền thống, Ban Quản lý chợ cần phối hợp đồng bộ với các ngành liên quan, giám sát chặt hàng hóa đưa vào chợ. Đồng thời, yêu cầu tiểu thương ký cam kết và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh hàng quá hạn sử dụng, nhập lậu, hàng không bảo đảm chất lượng, vi phạm nhãn mác hàng hóa, giá cả; chú trọng kiểm tra nơi tập trung nguồn hàng, chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Mô hình “Chợ lưu động” giúp giảm tải cho chợ truyền thống ở Hà Nội Mô hình “Chợ lưu động” giúp giảm tải cho chợ truyền thống ở Hà Nội
Giá thực phẩm “nhảy múa” tại nhiều chợ truyền thống Giá thực phẩm “nhảy múa” tại nhiều chợ truyền thống
Hà Nội: Sẽ công khai cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Hà Nội: Sẽ công khai cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Hà Nội phấn đấu 100% chợ xây dựng mới đáp ứng các tiêu chí bảo đảm an toàn thực phẩm Hà Nội phấn đấu 100% chợ xây dựng mới đáp ứng các tiêu chí bảo đảm an toàn thực phẩm
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động