Thứ năm 01/05/2025 04:57
Bảo tồn Di sản tư liệu tại Hà Nội:

Giữ gìn di sản quý báu cho thế hệ mai sau

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để Hà Nội luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế thì việc bảo tồn không chỉ các Di sản thế giới mà cả các Di sản tư liệu (DSTL) vẫn luôn được quan tâm nhắc đến mỗi khi có những dự án lớn của đất nước nói chung và của Thủ đô nói riêng.
Giữ gìn di sản quý báu cho thế hệ mai sau
Tọa lạc giữa Thủ đô, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đang nỗ lực giữ gìn và phát huy những giá trị mà DSTL để lại cho thế hệ mai sau

Hà Nội có nhiều di sản nhất Việt Nam

Việt Nam đang trở thành điểm đến của du khách nước ngoài, với nhiều tiềm năng khi mà cả 63 tỉnh, TP đều có những loại hình, điểm du lịch thu hút riêng, nhưng quan trọng và nổi bật nhất là những di sản thế giới có tại Việt Nam.

Cụ thể, Việt Nam có 3 Di sản thiên nhiên thế giới là: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Cao nguyên đá Đồng Văn và 13 Di sản văn hóa thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Mộc bản triều Nguyễn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hội Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn, 82 bia Tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hát xoan, Thành nhà Hồ.

Trong đó, Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều di sản được UNESCO công nhận nhất với 4 loại di sản gồm: Hát ca trù hay hát ả đào; Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long hay bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Hội Gióng một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Đồng thời Thủ đô cũng được xem là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử, với hàng trăm lễ hội lớn nhỏ diễn ra hàng năm.

Giữ gìn di sản quý báu cho thế hệ mai sau
Với sự quan tâm của các cấp lãnh lãnh đạo, cùng các nhà Khoa học, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã tổ chức, giới thiệu tài liệu với nhiều hình thức phong phú

Ngoài ra, từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã có 7 DSTL được UNESCO công nhận, biểu trưng cho DSTL của thế giới. Hiện có 3 DSTL thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám; 4 DSTL khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ.

Bên cạnh các di sản đã được UNESCO công nhận, hiện Việt Nam còn sở hữu một kho tàng “đồ sộ” các DSTL đang được lưu trữ trong các trung tâm lưu trữ quốc gia, trung tâm di sản, thư viện, bảo tàng, đình chùa, đền miếu...

Có thể kể đến số tư liệu thời Pháp thuộc để lại, hiện đang được bảo quản tại các kho lưu trữ quốc gia; các nhóm tư liệu cá nhân của các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ đã được sưu tập, hiến tặng, được bảo quản ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hoặc Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Giữ gìn di sản quý báu cho thế hệ mai sau
Châu bản triều Nguyễn được vinh danh Di sản tư liệu, thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO vào năm 2014

Bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Tuy nhiên, hiện nay còn khá nhiều người chưa hiểu hết giá trị của TLLT trong đời sống hiện tại và cả tương lai. Có thể nói một cách tổng quan, lưu trữ là bảo quản tài liệu, tức là giữ lại ở trạng thái tốt nhất, kéo dài tuổi thọ của các DSTL lịch sử dân tộc theo các giai đoạn khác nhau càng lâu càng tốt.

Những di sản, tài liệu này chỉ có ý nghĩa và phát huy hết giá trị khi mang đến những thông tin để thế hệ sau hiểu về văn hóa, lịch sử, các giá trị truyền thống... mà cha ông để lại thật đáng tự hào, đồng thời hun đúc lòng yêu nước, yêu quê hương và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.

Vì vậy, trước câu hỏi lớn được đặt ra là chúng ta phải làm gì để phát huy hết giá trị TLLT. Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước – ông Đặng Thanh Tùng nhấn mạnh: Trước hết phải tìm cách để đông đảo người dân được tiếp cận một cách dễ dàng đối với TLLT. Phải bằng mọi phương thức để có thể đưa thông tin của TLLT đến với người dân, như thông qua truyền thông, đưa thông tin qua các trang mạng xã hội, tổ chức các cuộc triển lãm...

Giữ gìn di sản quý báu cho thế hệ mai sau
Với mong muốn giữ gìn ký ức cho muôn đời sau, bao thế hệ làm công tác lưu trữ luôn thầm lặng, cần mẫn đóng góp mong lưu truyền những tài liệu quý báu

Nhận thức rõ vai trò của TLLT cũng như DSTL trong đời sống đương đại, thời gian qua bà Trần Thị Mai Hương - GĐ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xác định, DSTL nói riêng và TLLT nói chung có tầm quan trọng rất lớn nên cần được bảo tồn và gìn giữ. Vì DSTL góp phần xác định vị thế của quốc gia trong cộng đồng quốc tế, đồng thời phản ánh bản sắc và ký ức của quốc gia. Do đó, Trung tâm đã chủ động phối hợp tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, giới thiệu các TLLT và các tài liệu đã được công nhận là DSTL thế giới để nâng cao nhận thức cho người dân, giới thiệu với bạn bè quốc tế về khối di sản có giá trị đặc biệt này.

Trước đó, ngay từ những năm 2006, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội X, Khóa IX của Đảng đã xác định: “Bảo vệ và phát huy giá trị của TLLT” không chỉ là trọng trách của một ngành mà là trọng trách của toàn Đảng, toàn dân.

Tiếp theo, Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị TLLT với tinh thần: Tổ chức bảo quản và khai thác sử dụng TLLT chuyên nghiệp và hiệu quả.

Nhằm thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ, tập trung triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 5709/BNV-VTLTNN ngày 30/10/2017 của Bộ Nội vụ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ. Đẩy mạnh hiện đại hóa công tác văn thư, lưu trữ thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lí và phục vụ khai thác TLLT.

Giữ gìn di sản quý báu cho thế hệ mai sau
Trung tâm cũng đang lỗ lực để các tư liệu từng bước tới gần hơn với công chúng, đặc biệt thế hệ trẻ, tương lai của đất nước

Bên cạnh đó, với sự quan tâm, ủng hộ, chỉ đạo sát sao, định hướng việc phát huy giá trị tài liệu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, hiện ta đang thực hiện Chính phủ điện tử, Cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Vì vậy mọi tài liệu phải được số hóa, phải được đưa lên Internet, mới tiện lợi phục vụ Nhân dân tìm hiểu, học tập.

“Trước nhiệm vụ được giao, đồng thời tránh việc mất mát, thất lạc tài liệu có giá trị do thiên tai, điều kiện tự nhiên (thời tiết, côn trùng, nấm mốc)… Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, luôn kiểm kê, xử lý khoa học, số hóa, chuyển đổi số, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trên thực tiễn và thống nhất hoạt động quản lý”, bà Mai Hương cho biết thêm.

Do đó, TLLT không chỉ là kiến thức và bài học kinh nghiệm của cha ông mà còn là hồn phách của dân tộc, có giá trị lịch sử to lớn. Như lời khẳng định của Cục trưởng Đặng Thanh Tùng: “Trong khối di sản TLLT của cha ông để lại có khối tài liệu đặc biệt quan trọng về chủ quyền quốc gia. Nước nào cũng phải quan tâm, lưu giữ đặc biệt cẩn thận. Đây cũng là cách để tự bảo vệ từ góc độ pháp lý. Vì khi đưa ra các định chế về tài phán trên thế giới thì phải là TLLT của quốc gia mới có giá trị và có tính thuyết phục”.

Không phải ai cũng thấy rõ giá trị về văn hóa của tài liệu lưu trữ. Các thế hệ làm công tác lưu trữ là những người cần mẫn, hy sinh thầm lặng... gìn giữ những giá trị văn hóa cho mai sau. Công tác bảo quản tài liệu dù vất vả nhưng những cán bộ luôn vượt qua để bảo quản tài liệu an toàn, giữ gìn di sản quý báu và quan trọng cho đời sau. Ý thức được vai trò và sứ mệnh quan trọng của tài liệu lưu trữ nói chung và di sản tư liệu nói riêng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã và đang kế thừa, phát huy xuất sắc những giá trị, thành tựu của 60 năm hình thành và phát triển.
“Hoàng Hoa sứ trình đồ” được công nhận là Di sản tư liệu của UNESCO
Cận cảnh Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản Tư liệu thế giới
Giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về di sản tư liệu
Linh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nghệ sĩ xúc động và tự hào khi được tham gia biểu diễn, diễu hành ngày Đại lễ 30/4

Nghệ sĩ xúc động và tự hào khi được tham gia biểu diễn, diễu hành ngày Đại lễ 30/4

Tham gia diễu hành trong Lễ kỷ niệm diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) có khối Văn hóa - Thể thao - Truyền thông gồm 50 nghệ sĩ, người mẫu, hoa hậu,… Ai cũng chung niềm hân hoan, tự hào và biết ơn thế hệ cha ông quyết tâm giành lại nền hòa bình, độc lập cho nước nhà.
Điều ít biết về nữ ca sĩ 9X bất ngờ nổi tiếng từ ca khúc tỷ view dịp Đại lễ 30/4

Điều ít biết về nữ ca sĩ 9X bất ngờ nổi tiếng từ ca khúc tỷ view dịp Đại lễ 30/4

Với sức lan tỏa rộng khắp, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” - một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, do ca sĩ trẻ Nguyễn Duyên Quỳnh thể hiện, nhanh chóng đạt hơn 2 tỷ lượt xem trên các nền tảng trực tuyến, trở thành hiện tượng âm nhạc trong những ngày lễ lớn của dân tộc.
Vì sao Victor Vũ cầu xin khán giả?

Vì sao Victor Vũ cầu xin khán giả?

Mới đây, trên trang fanpage, đạo diễn Victor Vũ đăng tải bài viết cầu xin khán giả không tiết lộ nội dung phim điện ảnh "Thám tử Kiên: kỳ án không đầu". Bên cạnh đó, nam đạo diễn cũng gửi lời cảm ơn đến khán giả vì ủng hộ phim trong suốt thời gian qua.
Thành tích "khủng" của cô gái thay mặt tuổi trẻ Việt Nam phát biểu tại Đại lễ 30/4

Thành tích "khủng" của cô gái thay mặt tuổi trẻ Việt Nam phát biểu tại Đại lễ 30/4

Tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam lên khán đài phát biểu là cô gái Huỳnh Mạnh Phương - ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh. Không chỉ sở hữu giọng nói dõng dạc, truyền cảm và ấn tượng, Huỳnh Mạnh Phương còn đạt được chuỗi thành tích vô cùng ấn tượng.
Trường THPT Việt Đức giành giải Nhất tại Liên hoan các ban nhạc học sinh TP Hà Nội

Trường THPT Việt Đức giành giải Nhất tại Liên hoan các ban nhạc học sinh TP Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh TP Hà Nội năm 2025 chính thức khép lại với các giải thưởng xứng đáng dành cho các đội thi. Ban Tổ chức đã trao 6 giải Chuyên đề, 21 giải Ba, 5 giải Nhì, 2 giải Nhất và 1 giải Đặc biệt. Trong đó, giải Đặc biệt thuộc về THCS và THPT Olympia.
“Vẽ” lại màu nắng cho cuộc đời

“Vẽ” lại màu nắng cho cuộc đời

28 tuổi, cô gái trẻ Dương Thanh Hiền phải tạm dừng sự nghiệp giáo viên ở một trường tiểu học song ngữ tại Hà Nội vì tai nạn giao thông. Dù đôi mắt không còn sáng nhưng cô đã “vẽ” lại cuộc đời bằng nhiều gam màu rực rỡ từ nghị lực vượt lên chính mình.
Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo tồn, tu bổ Thành cổ Quảng Trị

Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo tồn, tu bổ Thành cổ Quảng Trị

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 29/4/2025 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.
Hân hoan đón chào ngày hội non sông

Hân hoan đón chào ngày hội non sông

Hà Nội những ngày tháng Tư bừng sáng sắc đỏ quốc kỳ. Những con ngõ nhỏ, góc phố thân thương bỗng đẹp lạ thường bởi rực rỡ cờ hoa đón chào đại lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát huy tiềm năng văn hóa trên tinh thần giữ gìn bản sắc, đổi mới sáng tạo

Phát huy tiềm năng văn hóa trên tinh thần giữ gìn bản sắc, đổi mới sáng tạo

Hà Nội đang lấy ý kiến cho các dự thảo xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại – văn hóa để triển khai Luật Thủ đô 2024, nhằm tạo điều kiện phát triển Thủ đô. Theo kế hoạch, tại Kỳ họp thứ 4 của HĐND TP, TP sẽ xem xét ban hành 2 nghị quyết này, tạo động lực phát triển Thủ đô trên nền tảng lấy văn hóa làm động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động