Giải pháp gì cho thị trường bất động sản tháng cuối năm 2022?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGiải pháp sắp tới cần tập trung là rà soát các phân khúc thị trường, tập trung vào nhà ở thương mại và nhà ở xã hội |
Theo khảo sát, vào những dịp cuối năm, như thường lệ, trước Tết nguyên đán, thị trường BĐS ở Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước sẽ khởi sắc và sôi động trở lại. Tuy nhiên, đến nay đã ở những tháng cuối cùng của năm 2022, sự ảm đạm, trầm lắng vẫn đang bao trùm ngành địa ốc, nhà ở và các dự án. Hiện tại, một số DN BĐS đã có các chính sách ưu đãi cho khách hàng, trong đó, giảm giá cho khách hàng lên đến 40% giá trị sản phẩm nếu khách hàng thanh toán một lần mua, nhưng nhìn chung, thị trường cũng không mấy khả quan.
Theo tài liệu mới đây, trong quý III/2022, mức độ quan tâm BĐS bán trên cả nước tiếp tục giảm mạnh. Nhu cầu tìm mua các loại hình BĐS đều giảm mạnh trong tháng 9/2022, lượt tìm kiếm đất nền cả nước giảm 50%, căn hộ giảm 9%, nhà riêng giảm 25%, biệt thự liền kề giảm 12% so với giai đoạn đầu năm 2022. Tình trạng khát vốn của chủ đầu tư đã diễn ra từ đầu năm tới nay, người mua cũng gặp khó khăn khi muốn tiếp cận dòng vốn vay mua BĐS từ phía ngân hàng. Để tháo gỡ những khó khăn cho thị trường BĐS, vừa qua, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác của Thủ tướng rà soát những khó khăn, vướng mắc đối với thị trường BĐS, các dự án BĐS.
Giải pháp gỡ khó cho thị trường BĐS tháng cuối năm
Tại buổi họp báo chính phủ diễn ra ngày 1/12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết: Trong thời gian qua, thị trường BĐS có biến động, nổi lên một số vất đề. Thứ nhất, nguồn cung có chiều hướng giảm. Thứ hai, hoạt động giao dịch BĐS có trầm lắng, tính thanh khoản giảm. Thứ ba, tình hình các DN BĐS có khó khăn như một số DN phải dừng hoạt động liên quan đến đầu tư dự án nhà ở, BĐS, dẫn đến một số DN cho công nhân lao động tạm nghỉ việc.
Trước khó khăn đó, Chính phủ, Thủ tướng có chỉ đạo kịp thời, quyết định thành lập Tổ công tác để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho DN, thị trường BĐS, bảo đảm thị trường hoạt động ổn định, lành mạnh. Tổ công tác bao gồm lãnh đạo Bộ Xây dựng, Tài chính, NHNN, Bộ TN&MT, NHNN, Bộ Công an. Sau khi thành lập, Tổ công tác đã họp và triển khai ngay các chương trình làm việc với các địa phương, DN. Trong thời gian qua, Tổ công tác đã làm việc với UBND Hà Nội, TP HCM và một số DN lớn trong lĩnh vực BĐS để lắng nghe khó khăn, vướng mắc.
Sau khi làm việc, nổi lên một số vấn đề, khó khăn vướng mắc liên quan đến thể chế, trong đó khó khăn được nhiều ý kiến phản ánh nhất liên quan đến pháp luật đất đai, về giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá đất, đấu thầu dự án sử dụng đất. Thứ hai, khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng dự án nhà ở, dự án khu đô thị. Thứ ba, về nguồn lực tài chính của DN, trong đó có vấn đề về nguồn vay tín dụng, vay trái phiếu đến hạn phải trả. Thứ tư, khó khăn về triển khai giải quyết TTHC, thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phát triển nhà ở tại các địa phương.
Bên cạnh đó là một số khó khăn, vướng mắc về thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Vừa qua, Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, Bộ Xây dựng đã thúc đẩy tháo gỡ vấn đề này. Đứng trước các ý kiến, thực trạng trên, Tổ công tác đã trao đổi trực tiếp, hướng dẫn về mặt thực thi thể chế, phối hợp với địa phương phân loại khó khăn vướng mắc, xác định thẩm quyền giải quyết từng nhóm vấn đề.
Tuy nhiên, có vấn đề liên quan đến DN như đầu tư dàn trải thì DN phải chủ động xử lý, cơ cấu lại đầu tư. Vướng mắc thuộc thẩm quyền địa phương, tổ công tác cũng đã rà soát, đề nghị địa phương khẩn trương triển khai phê duyệt dự án, tháo gỡ khó khăn cho DN. Trước kiến nghị của DN, Tổ công tác phân loại, sàng lọc nội dung, gửi trực tiếp cho các địa phương, đôn đốc địa phương giải quyết, không chỉ tại Hà Nội, TP HCM mà cả các địa phương khác.
Một số nội dung vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Tổ công tác phân loại nhóm lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ, như vấn đề vấn đai thì giao Bộ TN&MT. Vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá kỹ, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tháo gỡ. Thời gian tới, Tổ công tác tiếp tục làm việc với các TP trực thuộc Trung ương, một số địa phương có các dự án BĐS để đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giúp DN vượt qua khó khăn. Tiếp tục làm việc với các DN để nắm bắt đầy đủ thông tin, đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động thị tường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh.
Cũng tại buổi họp báo chính phủ diễn ra ngày 1/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết: Hiện nay có 2 khó khăn lớn nhất là thủ tục về đất đai và thứ hai là nguồn tín dụng. Trong các giải pháp Thứ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra, có giải pháp sắp tới cần tập trung là rà soát các phân khúc thị trường, tập trung vào nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Như vậy, bằng những giải pháp đó, thị trường BĐS dần được khắc phục. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư các dự án BĐS hiện đang có mức giá cao, cần giảm giá hợp lý để người dân tiếp tục đầu tư, giúp DN vượt qua khó khăn. |
Cần các giải pháp đồng bộ về pháp luật cho Nhà ở xã hội | |
Giải pháp gỡ khó cho thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp? | |
Bức tranh không chỉ có những gam màu sáng? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại