Thứ bảy 04/05/2024 04:25

Giá gạo tăng cao tạo ra áp lực lạm phát ở châu Á

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong những tháng gần đây, lạm phát tiếp tục gia tăng ở nhiều nước châu Á, nguyên nhân chính là do giá gạo và các mặt hàng thực phẩm khác tăng cao. Giá lương thực đang là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở các quốc gia như Philippines và Ấn Độ.
Giá gạo tăng cao tạo ra áp lực lạm phát ở châu Á
Giá gạo tăng cao khiến cho áp lực lạm phát tại khu vực châu Á vẫn còn lớn. (Ảnh: VFA)

Việc tăng giá gạo đột ngột là do vụ thu hoạch kém vì thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù có dấu hiệu giảm nhưng giá gạo vẫn duy trì ở mức cao do nhiều nhà xuất khẩu gạo ưu tiên cung ứng trong nước hơn là xuất khẩu.

Điều này đã gây ra những lo ngại về khả năng tái diễn cuộc khủng hoảng lương thực tương tự như vào cuối những năm 2000.

Mặc dù lạm phát lương thực đã có dấu hiệu chậm lại ở một số quốc gia châu Á, nhưng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Tính đến tháng 11, tỷ lệ lạm phát ở Philippines là 4,1%, so với 3,1% tại Mỹ và 2,4% ở khu vực đồng tiền chung Euro và khoảng một phần ba của lạm phát ở Philippines đến từ giá gạo tăng cao.

Tăng giá của lúa mì và ngô trên toàn thế giới vào năm 2022 sau xung đột Nga-Ukraine cũng đã góp phần làm tăng giá gạo. Dù lạm phát lương thực đã gây ảnh hưởng nặng nề ở Mỹ và châu Âu, tác động của xung đột này tương đối hạn chế ở châu Á.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2023, lạm phát lương thực đã chuyển hướng sang khu vực châu Á, nơi chiếm khoảng 80% nhu cầu gạo toàn cầu. Dù giá lúa mì thế giới đã bắt đầu giảm, giá gạo vẫn tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 15 năm vào cuối tháng 12/2023, tăng khoảng 40% so với tháng 1 đầu năm.

Giá gạo cao hơn phần lớn là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, gây ra các đợt khô hạn ở Nam Á và Đông Nam Á, gây thiệt hại lớn về mùa màng.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo toàn cầu đạt tổng cộng 510 triệu tấn trong năm thu hoạch 2022-2023. Biến động mạnh mẽ của giá gạo toàn cầu do sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng toàn cầu. Những biến động này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia không tự cung ứng đủ nhu cầu trong nước và phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

Thị trường gạo toàn cầu đã nhận một đòn mạnh vào tháng 7 khi Ấn Độ, quốc gia chiếm 40% xuất khẩu gạo toàn cầu, cấm xuất khẩu gạo trắng, ngoại trừ gạo basmati. Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi muốn ưu tiên nguồn cung trong nước trước cuộc tổng tuyển cử quốc gia vào năm 2024.

Trong bối cảnh này, nguy cơ về an ninh lương thực đang hiện hữu khi thời tiết bất thường gia tăng, khiến các quốc gia sản xuất gạo phải tích trữ, góp phần thêm vào lo ngại về nguồn cung.

Mặc dù lạm phát đang giảm dần trên toàn thế giới và có nhiều kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vào năm 2024, nhưng nhiều nước châu Á vẫn đang phải đối mặt với khó khăn. Với lạm phát lương thực vẫn duy trì, các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc giữa kiểm soát giá cả và đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

Tiêu dùng mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ Tiêu dùng mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế của nước này đã có mức tăng trưởng cao hơn dự kiến ...

Pháp tiếp tục hỗ trợ lượng lớn thiết bị quân sự cho Ukraine Pháp tiếp tục hỗ trợ lượng lớn thiết bị quân sự cho Ukraine

Nhằm đảm bảo khả năng cơ động trong việc duy trì phòng tuyến biên giới kéo dài hàng trăm km với Nga, Pháp đã công ...

Vũ Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động