Thứ năm 18/04/2024 15:08

Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại cuộc họp giao ban của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vào sáng 3/10, PGS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, TP vừa phát hiện một ca bệnh đậu mùa khỉ nhờ công tác kiểm soát và giám sát tốt.
Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh vừa phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. (Ảnh minh hoạ)

Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết: “Thông tin trên đã được báo cáo Bộ Y tế chờ Bộ thông tin chính thức. Hiện Sở Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường giám sát phát hiện sớm ca mắc, ngăn chặn lây lan".

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có khuyến cáo và hướng dẫn người dân phòng bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, người dân khi có các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược cần báo ngay cho trạm y tế nơi cư trú. Khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, bộ phận kiểm dịch y tế, nhân viên y tế khai thác thông tin, lập phiếu điều tra dịch tễ trong vòng 21 ngày.

Theo Bộ Y tế, các triệu chứng thường thấy của bệnh đậu mùa khỉ gồm: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh ( bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).
  • Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm vi-rút đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.
  • Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.
  • Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.

Phòng bệnh đặc hiệu bằng vắc xin: Sử dụng vắc-xin để phòng bệnh đậu mùa khỉ cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Phòng lây nhiễm tại các cơ sở điều trị: Thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ, có thể và xác định. Tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh.

Cần thay đổi cách tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ ủ bệnh trong thời gian bao lâu?
Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại 50 bang của Mỹ
Ca tử vong đầu tiên tại Mỹ do mắc đậu mùa khỉ
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động