EU tuyên bố đã đủ khả năng “cai” khí đốt Nga
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: AP |
Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell nói rằng khối này đã hoàn toàn thoát phụ thuộc vào năng lượng Nga.
"Trong vài tháng qua, chúng tôi đã xóa bỏ sự phụ thuộc năng lượng vào Nga trong nhiều năm qua. Chúng tôi đã trải qua giai đoạn năng lượng tăng giá cực kỳ căng thẳng, song giá năng lượng hiện đã trở lại như thời kỳ trước khi bùng phát chiến sự Nga - Ukraine" - Tass dẫn tuyên bố của ông Borrell trong bài trả lời phỏng vấn tờ El Diario xuất bản ngày 22/1.
Quan chức EU lưu ý thêm rằng giá khí đốt đang ngang bằng với mức trước chiến sự, vốn đã rất cao. “Mức giá khí đốt thiết lập mức cao kỷ lục vào tháng 8 năm ngoái phần lớn là do căng thẳng đầu cơ trên thị trường gây ra" - ông nhấn mạnh.
Theo ông Borrell, căng thẳng trên thị trường năng lượng giờ đây không còn là do cuộc xung đột Nga-Ukraine, mà là vấn đề cấu trúc của ngành và đặc biệt là mối tương quan giữa giá khí đốt và giá điện. Ông hy vọng Ủy ban châu Âu sẽ sớm đưa ra đề xuất để khắc phục tình hình.
Vài tháng sau chiến sự Nga - Ukraine, châu Âu từng tuyên bố đã thay thế hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Moscow bằng các nguồn khác, nhưng giới chuyên gia nhận định về lâu dài châu Âu vẫn phải đối mặt với thách thức nhất định.
Vào thời điểm tăng mạnh nhất hồi tháng 8/2022, giá khí đốt của châu Âu đã lên tới 345 euro/MWh khi Nga hạn chế hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang các nước thành viên EU nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của khối này. Bên cạnh đó, giá khí đốt tăng mạnh một phần cũng do các đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hè đã thúc đẩy nhu cầu trong khi nguồn cung hạn chế. Giá khí đốt tăng cao đã gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trên khắp châu Âu.
Tuy nhiên, thời tiết ấm áp bất thường trong suốt mùa Đông ở phần lớn Tây Bắc châu Âu đã làm giảm nhu cầu sưởi ấm và cho phép lục địa này bổ sung lượng khí đốt dự trữ sau khi sử dụng gần hết kho dự trữ trong một số đợt lạnh giá trong vài tháng gần đây.
Trong tuần qua, giá khí đốt giao tháng 2 tại trung tâm TTF ở Hà Lan được giao dịch từ 60-70 euro/MWh, bằng mức giá trước thời điểm nổ ra chiến sự tại Ukraine.
Hồi tháng 12 năm ngoái, EU đã nhất trí áp mức giá trần với khí đốt Nga và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2/2023. Cơ chế “điều chỉnh thị trường” sẽ tự động được kích hoạt nếu giá tại trung tâm TTF của Hà Lan vượt quá 180 euro/MWh trong ba ngày liên tiếp và nếu giá này chênh lệch từ 35 euro trở lên so với giá tham chiếu là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu trong 3 ngày.
Nga vẫn sẵn sàng cung cấp năng lượng cho các nước EU | |
Đức tuyên bố không còn phụ thuộc vào khí đốt của Nga | |
Khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine là thấp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại