Đừng lặng thinh khi nhân viên cây xăng “móc túi” khách hàng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrước đó, TAND TP Hà Nội từng xét xử 16 bị cáo về tội “Lừa dối khách hàng” liên quan đến vụ “ăn xăng” tại cửa hàng xăng dầu Trần Khát Chân, Hà Nội. Họ đã phải nhận án phạt từ phạt tiền đến 36 tháng tù.
Luận ra, tình trạng gian lận tại các điểm bán xăng dầu thời gian qua diễn ra phổ biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự như ví dụ trên là rất ít. Có một thực tế, hầu hết khách hàng khi nghi ngờ hoặc phát hiện được đều im lặng cho qua, phần vì nghĩ số tiền bị “đánh cắp” ít, phần vi tâm lý e ngại và cũng khó để đưa ra bằng chứng.
Gian lận trong kinh doanh xăng dầu là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ, đối tượng thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Một chuyên gia có lời khuyên rằng, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khi bị gian lận trong đo lường xăng tại các cây xăng, khách hàng cần có ý kiến ngay với nhân viên bán xăng, người quản lý, hoặc gọi điện đến đường dây nóng của đơn vị chủ quản cây xăng đó. Trong trường hợp bị thiệt hại nghiêm trọng, khách hàng có thể làm đơn khiếu nại, tố cáo hành vi này tới các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trình báo tới CQCA, tiến hành khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện điểm bán xăng gian lận ra TAND cấp huyện - nơi có đại lý bán xăng.
Đừng buông, đừng lặng thinh khi nghi ngờ bị “rút ruột” khi mua xăng, dầu. Cứ thế bỏ qua nhiều lần là vô tình tiếp tay cho hành vi sai phạm của các nhân viên cây xăng và người tiêu dùng không biết còn bị “móc túi” đến bao giờ.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại