Thứ tư 15/05/2024 12:42

Dự thảo Luật Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH)-Sau khi nghiên cứu Dự thảo Luật Thủ đô, nhiều ý kiến cho rằng: Đã đến lúc Thủ đô cần một số cơ chế chính sách đặc thù mạnh mẽ, quyết liệt hơn để khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh sao cho xứng đáng là bộ mặt của cả nước...

Đó là những ý kiến đúng đắn, tuy nhiên, những cơ chế chính sách đặc thù này không được trái với Hiến pháp, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, dù ở Hà Nội hay ở bất cứ địa phương nào. Những năm gần đây, Hà Nội đã làm được rất nhiều, Thủ đô đã trở nên to đẹp hơn, văn minh hơn... Tuy nhiên, hầu như ai cũng nhận thấy, trái tim của nước Việt đang chịu đựng quá nhiều sức ép về dân số. Theo kết quả điều tra năm 2009, mật độ dân số của Hà Nội là 1.926 người/km2, trong đó quận Đống Đa có tới 36.550 người/km2, quận Hai Bà Trưng 29.368 người/km2… Chưa kể tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, những vấn đề về quản lý đô thị, nạn ô nhiễm môi trường... Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội sau nhiều năm đi vào cuộc sống đã nảy sinh không ít bất cập, nhiều điểm không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Chế tài không đủ mạnh để giải quyết hàng loạt vấn đề bức xúc.

Chính vì lý do đó, Điều 23 của Dự thảo Luật Thủ đô qui định: 1. Dân cư trên địa bàn được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu hợp lý theo quy hoạch chung, phù hợp đặc điểm của Thủ đô; 2. Chính quyền Thủ đô (hoặc Chính phủ) quy định về quản lý dân cư, các biện pháp kiểm soát nhập cư tự phát trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là khu vực nội đô.

Có thể hiểu như sau: Nếu một công dân tỉnh khác muốn đến cư trú tại Thủ đô sẽ phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Đó là những cơ chế đặc thù nhằm hạn chế tăng dân số cơ học vì nếu dân số tăng quá nhanh, nếu không có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ, Thủ đô sẽ không đủ kinh phí để cải thiện cơ sở hạ tầng và cung ứng các dịch vụ công cho người dân. Trong thời đại kinh tế tri thức, cơ chế thu hút nguồn lực lao động chất lượng cao là hết sức cần thiết. Vì vậy, việc quản lý dân cư với Hà Nội là đòi hỏi tất yếu và cũng là yêu cầu chính đáng. Hơn nữa, xã hội phải có sự quản lý chứ không phải để hoạt động theo bản năng. Do vậy, không thể để việc quản lý dân cư theo lối bản năng "thóc đến đâu, bồ câu đến đó".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo Hà Nội cũng nhận định: Hà Nội hiện phải đối diện với quá nhiều vấn đề do năng lực chủ quan của đội ngũ quản lý, nhưng cũng nhiều vấn đề nảy sinh do khung pháp lý bất cập. Cần phải bàn với quyết tâm rất cao để sớm thông qua luật, nhanh chóng gỡ khó cho Thủ đô…

Phương Linh

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động